Cần cảnh giác với các cuộc gọi lừa đảo “con bị bệnh”

Trong những ngày qua, dư luận vẫn chưa hết xôn xao khi các vụ lừa đảo liên tiếp xảy ra thông qua các cuộc điện thoại mạo danh, mạng xã hội...

Trong những ngày qua, dư luận vẫn chưa hết xôn xao khi các vụ lừa đảo liên tiếp xảy ra thông qua các cuộc điện thoại mạo danh, mạng xã hội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản khiến người dân không khỏi bàn hoàn, lo lắng. Để ngăn chặn tình trạng này, lực lượng chức năng đã và đang đẩy mạnh công tác đấu tranh. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là mỗi người dân cần phải nâng cao tinh thần cảnh giác, thận trọng, tránh bị “sập bẫy” của kẻ xấu.
Bài cũ soạn lại…
Điện thoại là một công cụ, phương tiện hữu hiệu trong xã hội hiện đại ngày nay. Ngoài những công dụng mang tính tích cực thì những đối tượng có mục đích lừa đảo lợi dụng điểm đó để tiến hành việc lừa đảo người dân với mục đích chiếm đoạt tài sản. Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua điện thoại hay trên các nền tảng mạng xã hội đã xảy ra từ nhiều năm nay, đã được cảnh báo nhiều lần nhưng vẫn xuất hiện ngày càng nhiều với phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn. Mới đây, các đối tượng lại tung ra chiêu trò mới khi tự xưng là “thầy, cô giáo” hoặc nhân viên của nhà trường thông báo cho phụ huynh về tình trạng nguy kịch của con, em mình phải đưa đi cấp cứu do tai nạn và yêu cầu chuyển khoản ngay để đóng tiền phẫu thuật.
Hàng loạt phụ huynh tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận nhận được cuộc gọi của những kẻ lạ mặt yêu cầu chuyển khoản gấp chi phí phẫu thuật cho con do bị té ngã ở trường học. Quá lo sợ, nhiều phụ huynh đã chuyển tiền cho bọn xấu. Chỉ trong vòng vài ngày, đã có hàng chục phụ huynh trở thành “con mồi” bị lừa mất từ vài chục đến cả trăm triệu đồng. Hình thức lừa đảo đánh đúng vào tâm lý của phụ huynh học sinh, các cuộc điện thoại đều được thực hiện trong giờ các con đang đi học nên nhiều phụ huynh rơi vào tình trạng hoảng loạn, khó liên lạc được với giáo viên chủ nhiệm. Thậm chí, nhiều kẻ gian đã sử dụng công nghệ cao để vòi tiền thông qua hình thức giả cuộc gọi video cắt ghép từ clip của người thân hoặc giả giọng nói của người thân để thực hiện hành vi. Các đối tượng lừa đảo nắm rỏ số điện thoại của bố mẹ học sinh, tên tuổi, lớp học của các con một cách chính xác khiến một bộ phận phụ huynh đã mất cảnh giác, cả tin nên mất tiền. Như trường hợp anh T.M.H. là phụ huynh có con đang học tại một trường quốc tế trên địa bàn TP. Thủ Đức. Ngày 3/3, anh nhận được cuộc điện thoại của đối tượng lạ yêu cầu chuyển tiền gấp để cứu con anh đang nguy kịch. Sau khi chuyển 70 triệu đồng, anh mới biết mình bị lừa.
Đây không phải chiêu trò mới của bọn lừa đảo. Thời gian trước trên địa bàn TP Hồ Chí Minh cũng đã xảy ra những vụ việc tương tự khi bọn chúng dựng chuyện người thân bị tai nạn để lừa lấy tài sản của những người nhẹ dạ. Hình thức lừa đảo chủ yếu thời gian đó là đối tượng tìm tới tận nhà của nạn nhân thông tin người thân của họ bị tai nạn, giả làm người tốt chở nạn nhân vào viện và trên đường đi đã lừa lấy tài sản. Hoặc đối tượng giả giọng giống với người nhà của nạn nhân, rồi yêu cầu nạn nhân chuyển khoản.
Khi đứng trước tin “dữ” vì lo lắng cho con, nhiều người vô tình rơi vào bẫy của kẻ gian. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bình tĩnh đến tận bệnh viện tìm con hoặc chờ xác nhận từ giáo viên nên may mắn “thoát bẫy”. Cụ thể chiều 9/3, ông Nguyễn Hồng Phúc, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Long An xác nhận, có một nữ phụ huynh ở huyện Đức Hòa bị người lạ gọi điện thoại tự xưng là giáo viên chủ nhiệm lớp con của chị. Người này yêu cầu chị chuyển gấp 50 triệu đồng để làm thủ tục nhập viện cho con bị tai nạn đang cấp cứu tại bệnh viện. Tuy nhiên, với ý thức cảnh giác cao, vị phụ huynh học sinh trên đã liên hệ với trường học để xác minh thông tin, sau đó đến công an địa phương để trình báo vụ việc.
Phụ huynh cần nâng cao cảnh giác, bình tĩnh để tránh sập bẫy
Trên thực tế hiện nay, các loại tội phạm lừa đảo ngày càng nhiều, diễn biến phức tạp với các chiêu thức, thủ đoạn vô cùng tinh vi, với số tài sản bị lừa không hề nhỏ. Điểm chung của hầu hết các vụ việc lừa đảo là các đối tượng thu thập được thông tin cá nhân của nạn nhân như tên tuổi, ngày sinh, số căn cước, thông tin tài khoản ngân hàng… Sau đó sẽ nhắn tin, gọi điện để thực hiện hành vi lừa đảo. Tuy nhiên,khi nhìn lại cách thức lừa đảo này còn rất nhiều sơ hở chủ yếu đánh vào tâm lý hoang mang của phụ huynh. Ngẫm kỹ sẽ thấy, nếu học sinh gặp sự cố, nhà trường sẽ là người đầu tiên có trách nhiệm liên lạc với bố mẹ học sinh; còn nếu trong trường hợp phải can thiệp phẫu thuật thì cần có sự bảo lãnh của người nhà, thầy cô giáo cũng không thể được ký dù có đang cầm tiền phẫu thuật. Cùng với đó, tài khoản chuyển tiền phải là tài khoản của bệnh viện, không thể là của cá nhân hay tổ chức khác.
Trước tình trạng này, nhiều trường học đã đưa ra thông báo khẩn đến các phụ huynh học sinh để tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh học sinh, giáo viên thận trọng trong việc tiếp nhận thông tin, chủ động rà soát tránh trường hợp thông tin sai sự thật. Các cần rà soát, kiểm tra việc liên lạc giữa nhà trường với gia đình học sinh, đảm bảo bảo mật thông tin giữa giáo viên và gia đình học sinh. Đồng thời phát đi thông báo liên quan đến phương thức lừa đảo mới để giúp phụ huynh phòng tránh hiệu quả. Cảnh báo phụ huynh cần bình tĩnh, kiểm chứng thông tin khi nhận điện thoại từ những số máy lạ, từ chối tiết lộ thông tin hoặc trình báo với cơ quan công an gần nhất để tránh tình trạng tiền mất tật mang.
D.K

Related

nổi bật 1 8986860354870814133

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Tìm kiếm

XEM NHIỀU

LONG AN

LONG AN

LƯU TRỮ

THỐNG KÊ

Lượt truy cập:
  • BÀI VIẾT:
  • BÌNH LUẬN:
  • ĐANG XEM:
  • Flag Counter

LIÊN HỆ

Tên

Email *

Thông báo *

FANPAGE

DỊCH

item