Cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng

Thời gian qua tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng có nhiều diễn biến phức tạp với nhiều phương thức và thủ ...

Thời gian qua tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng có nhiều diễn biến phức tạp với nhiều phương thức và thủ đoạn đa dạng khác nhau, ngày càng tinh vi hơn nên số tiền các đối tượng chiếm đoạt lên đến hàng tỷ đồng.
Đơn cử một trong những thủ đoạn mới mà các đối tượng sử dụng là tuyển cộng tác viên bán hàng online thông qua mạng xã hội như zalo, facebook,… bị hại thấy các quảng cáo có nội dung tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng trên các trang thương mại điện tử uy tín như Shoppe, Lazada, Tiki, Sendo,… để hưởng hoa hồng từ 10-20% hoặc thu nhập từ 200.000 đồng đến 700.000 đồng/ngày với các điều kiện mà các đối tượng đưa ra là không cần bằng cấp, kinh nghiệm, làm việc tại nhà, có sử dụng thẻ ATM, điện thoại thông minh, laptop. Bị hại nhấn vào các link tham gia bằng cách để lại số điện thoại, ngay lập tức có người liên hệ và kết bạn qua Facebook, Zalo để hướng dẫn cách thức thực hiện. Đầu tiên bị hại sẽ làm nhiệm vụ đặt đơn hàng có giá trị nhỏ bằng cách chuyển tiền mua sản phẩm vào một tài khoản ngân hàng do đối tượng chỉ định và chụp hình chuyển tiền thành công gửi lại cho đối tượng để xác thực. Sau đó, các đối tượng lừa đảo sẽ xác nhận bị hại đã chuyển tiền mua đơn hàng thành công sẽ thanh toán lại tiền mua hàng kèm theo hoa hồng như đã hứa hẹn để tạo lòng tin và đánh vào lòng tham của bị hại vì việc kiếm tiền quá dễ dàng. Ví dụ món hàng có giá trị 500.000 đồng thì bị hại sẽ chuyển vào tài khoản đó. Sau khi chuyển tiền xong từ 3 – 5 phút, các đối tượng sẽ hoàn tiền lại cho bị hại bao gồm tiền gốc và tiền hoa hồng. Tùy vào từng món hàng, có món thì được 8%, món 10% hoặc 20% hoa hồng. Sau 1 đến 2 lần mua đơn hàng thành công và nhận được tiền hoa hồng, bị hại sẽ được giao nhiệm vụ mua đơn hàng có giá trị lớn hơn, thực hiện rất nhiều nhiệm vụ để được thanh toán tiền gốc và tiền hoa hồng. Tuy nhiên, khi đã nộp số tiền lớn để đặt mua hàng, thì các đối tượng liên tục đưa ra nhiều lý do khác nhau để yêu cầu bị hại mua thêm hàng. Bị hại vì muốn lấy lại số tiền đã mua sản phẩm ban đầu nên cứ làm theo và bị chiếm đoạt nhiều lần.
Thủ đoạn thứ hai mà các đối tượng thường sử dụng là giả danh nhân viên Công ty bảo hiểm, Công an, Viện kiểm sát, Bưu điện,… đe dọa vi phạm pháp luật yêu cầu bị hại chuyển tiền. Đây là thủ đoạn không mới nhưng đã có rất nhiều người bị hại. Với phương thức nhiều đối tượng tham gia nhằm đánh lạc hướng, làm cho bị hại tin tưởng và nghe theo. Không có thời gian để suy nghĩ đúng sai. Ban đầu giả danh Công ty Bảo hiểm gọi điện thoại thông báo bị hại đã làm giả hồ sơ bệnh án để chiếm đoạt tiền bảo hiểm tại các tỉnh thành phía Bắc, đương nhiên bị hại sẽ phủ nhận. Tiếp theo, các đối tượng chuyển máy cho các đối tượng khác giả danh Công an để xác nhận tên của bị hại đã làm giả hồ sơ bảo hiểm và cũng liên quan đến vụ án lớn (buôn bán ma túy, rửa tiền, lừa đảo xuyên quốc gia,…) do bị hại có tham gia mở tài khoản ngân hàng phục vục cho việc rửa tiền phạm pháp, bị hại đã có lệnh bắt giam của Viện kiểm sát tối cao, Tòa án Tối cao,… Kế tiếp, đối tượng chuyển máy cho đối tượng khác giả danh Viện kiểm sát, Tòa án và yêu cầu bị hại kết bạn Zalo để gửi lệnh bắt tạm giam bị can có thông tin cá nhân đúng với thông tin cá nhân của bị hại. Đồng thời, đặt vấn đề nếu bị hại không muốn ra tòa hoặc bị bắt giam thì phải mở một tài khoản ngân hàng cá nhân và chuyển tất cả tiền có được vào tài khoản này để “nộp kho bạc Nhà nước” nhưng trên thực tế sau khi bị hại mở tài khoản ngân hàng đứng tên mình thì bị hại đã cung cấp toàn bộ số tài khoản, mật khẩu Internet Banking, mã OTP,… cho đối tượng. Đối tượng đã chiếm quyền điều khiển tài khoản ngân hàng của bị hại và chiếm đoạt toàn bộ số tiền trong tài khoản.
Thủ đoạn thứ ba là vay tiền qua ứng dụng trên điện thoại: các đối tượng lừa đảo thường đánh vào tâm lý muốn được vay vốn với số tiền lớn, thủ tục nhanh gọn ở những người đang có nhu cầu cần tiền để tiêu dùng, trang trải cuộc sống. Sau khi tiếp cận được “con mồi”, các đối tượng sử dụng sim, tài khoản thuộc các trang xã hội như: Zalo, Messenger để hướng dẫn việc thực hiện thủ tục vay thông qua các ứng dụng tài chính online như: FC Credit, Mirae Asset,… do các đối tượng cung cấp và hướng dẫn bị hại cài đặt trên điện thoại. Sau khi cài đặt các ứng dụng thì điền các thông tin cá nhân, các thông tin về gói vay, đối tượng yêu cầu nộp tiền bảo hiểm khoản vay qua tài khoản ngân hàng do đối tượng hướng dẫn. Sau khi bị hại nộp tiền thì đối tượng chiếm đoạt và thông báo chưa nhận được tiền với nhiều lý do như sai tài khoản, sai cú pháp,… hoặc thông báo nhận được tiền nhưng đưa ra nhiều lý do khác nhau để yêu cầu bị hại nộp thêm tiền như: tài khoản yêu cầu vay bị sai hoặc thiếu thông tin, nộp phạt số tiền vay vượt quá định mức, trả trước một khoản lãi suất sau khi giải ngân sẽ chuyển đủ số tiền cho vay,… để chiếm đoạt số tiền lớn, có khi lớn gấp nhiều lần số tiền cần vay.
Hầu hết số tiền bị chiếm đoạt qua các thủ đoạn trên đều được chuyển vào tài khoản ngân hàng do các đối tượng lừa đảo chỉ định. Số tiền chiếm đoạt được chuyển qua nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau và sau cùng là chuyển vào các tài khoản ngân hàng các đại lý game, sàn giao dịch tiền ảo,… để xóa dấu vết, gây khó khăn cho cơ quan Công an trong quá trình điều tra.
Để hạn chế cũng như không bị các đối tượng lừa đảo trên, người dân cần phải hết sức tỉnh táo tuyệt đối không chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng lạ; không vay tiền qua các trang wed, ứng dụng điện thoại không rõ nguồn gốc. Đồng thời, người dân cần lưu ý các cơ quan thực thi pháp luật không bao giờ thực hiện các thủ tục tố tụng hình sự qua các ứng dụng mạng xã hội hay điện thoại di động….
T.H

Related

nổi bật 1 4766919535997112190

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Tìm kiếm

XEM NHIỀU

LONG AN

LONG AN

LƯU TRỮ

THỐNG KÊ

Lượt truy cập:
  • BÀI VIẾT:
  • BÌNH LUẬN:
  • ĐANG XEM:
  • Flag Counter

LIÊN HỆ

Tên

Email *

Thông báo *

FANPAGE

DỊCH

item