Khi trẻ không được đến trường…

Thời gian qua, dịch COVID-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng nặng nề đến nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có ng...

Thời gian qua, dịch COVID-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng nặng nề đến nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có ngành Giáo dục-Đào tạo. Kế hoạch năm học, chương trình và nội dung giáo dục phải thay đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi, gần 20 triệu trẻ em, học sinh, sinh viên phải tạm dừng đến trường, chuyển sang học trực tuyến, học qua truyền hình trong nhiều tháng liên tiếp; ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, đào tạo, tới tư tưởng, tâm lý của đội ngũ nhà giáo và học sinh, sinh viên. Với tuổi học trò, ngoài hoạt động chủ đạo là học tập, học sinh cũng cần giao tiếp, kết nối với bạn bè, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh ngoài môi trường xã hội. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi tất cả từ phương thức học tập, giao tiếp đến kết nối xã hội. Việc không được đến trường, các mối quan hệ bạn bè, hoạt động vui chơi ngoài trời bị gián đoạn; cùng với đó, trẻ phải học trực tuyến nhiều giờ, lặp đi lặp lại, bó hẹp trong gian khiến trẻ dễ rơi vào hụt hẫng, cảm thấy cô độc, sợ hãi.
Mặt khác trong thời gian học trực tuyến, cả thầy và trò đều bị động trong việc dạy và học online khiến cho học sinh gặp khó khăn trong tiếp thu kiến thức. Thêm vào đó, chất lượng đường truyền kém, phương tiện học tập không đảm bảo… cũng làm cho học sinh căng thẳng, mệt mỏi, giảm trí nhớ. Ở nhà nhiều, tiếp cận với phương tiện internet nhiều nhưng thiếu kiểm soát dễ khiến trẻ lạm dụng game, rối loạn cảm xúc, kích động, hoang mang lo lắng. Nghiên cứu của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh về các vấn đề sức khỏe tinh thần của sinh viên cũng cho thấy: 56,8% thiếu tập trung và không hứng thú học tập; 48% thấy tự ti, mất phương hướng; 56,2% bị rối loạn giấc ngủ và 35,7% thấy tính tình thay đổi, hay cáu gắt, lo lắng không lý do.
Do vậy, việc đưa trẻ trở lại trường là vấn đề cấp thiết cần thực hiện sớm. Việc xác định đúng thời điểm, xay dựng lộ trình đưa học sinh quay lại trường học và cùng hướng dẫn cụ thể về việc tổ chức các hoạt động giáo dục vừa đảm bảo các nội dung chuyên môn, đồng thời, đảm bảo công tác phòng, chống dịch cho thấy sự quan tâm của Đảng và nhà nước để học sinh quay trở lại trường học một cách an toàn, thuận lợi nhất.
Nhất quán tinh thần đưa trẻ đến trường an toàn
Phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp diễn ra vào sáng ngày 17/2 nhấn mạnh sau hơn 2 năm phòng, chống dịch COVID-19 đến nay các điều kiện, năng lực phòng, chống dịch trong nước đã khác với tỷ lệ bao phủ vaccine cao; đã có thuốc, kinh nghiệm và phác đồ điều trị; ý thức của người dân khá tốt… , từng bước thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Trong khi đó, việc mở cửa trường học là yêu cầu bức thiết bởi trẻ ở nhà lâu sẽ kéo theo những hệ luỵ khôn lường cho xã hội. Thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng để sớm cho các trẻ đến trường an toàn, theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Sau hơn 2 tuần thực hiện cho trẻ trở lại trường, tình hình thực tế có nhiều thay đổi so với dự kiến ban đầu cần đánh giá lại những việc cần lưu ý, điều chỉnh hoặc phải chuẩn bị thêm các điều kiện để trẻ đến trường an toàn.
Theo các nghiên cứu khoa học, virus SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục xuất hiện biến chủng, vì vậy, tiêm phòng vaccine là biện pháp quan trọng để giảm tỷ lệ lây nhiễm hoặc nếu lây nhiễm sẽ giảm tỷ lệ chuyển nặng, phải nhập viện, tử vong.
Đối với trẻ em nhóm tuổi dưới 12 tuổi, yếu tố giảm tỷ lệ lây nhiễm chưa có do chưa được tiêm vaccine. Vì vậy, nếu trường học mở lại, khả năng lây nhiễm của trẻ em sẽ tăng rất nhanh, trong khi tỷ lệ chuyển nặng rất thấp. Đây là hai yếu tố cần tính toán để có các biện pháp ứng phó phù hợp, kiểm soát hiệu quả, giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm không để vượt khả năng của ngành y tế trong xét nghiệm, điều trị, cách ly ca mắc trong trường học.
Đánh giá chung về tình hình triển khai, chủ trương đưa học sinh quay trở lại trường để học trực tiếp được xã hội, nhà trường, phụ huynh, các chuyên gia... ủng hộ, đồng tình, được đánh giá đúng lúc và kịp thời. Các địa phương thống nhất chủ trương và đã chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả nhiều giải pháp được đưa ra thúc đẩy mở cửa trường học an toàn trên tinh thần chủ động, không mất cảnh giác, không cực đoan; thống nhất chỉ đạo và thực hiện trên cả nước nhưng không áp dụng máy móc, cứng nhắc giữa các địa phương có cấp độ dịch khác nhau, giữa đô thị và nông thôn....
Qua đó có thể thấy được quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc công tác đào tạo nguồn nhân lực trong tương lai, nguồn lao động trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc mở cửa trường học cần đảm bảo đưa tất cả trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, nhất là trẻ em yếu thế được quay trở lại trường; tạo điều kiện để các em làm quen lại với môi trường học tập trực tiếp. Các trường học cũng cần vượt ra khỏi phạm vi học tập để giúp phục hồi sức khỏe tâm thần và thể chất, sự phát triển về mặt xã hội và dinh dưỡng cho trẻ em./.
D.K

Related

nổi bật 0 5391287794895639103

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Tìm kiếm

XEM NHIỀU

LONG AN

LONG AN

LƯU TRỮ

THỐNG KÊ

Lượt truy cập:
  • BÀI VIẾT:
  • BÌNH LUẬN:
  • ĐANG XEM:
  • Flag Counter

LIÊN HỆ

Tên

Email *

Thông báo *

FANPAGE

DỊCH

item