Dự thảo Luật đường bộ và Luật bảo hiểm trật tự, an toàn giao thông đường bộ - ban hành luật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã có  những tác động tích cực đến công tác bảo đảm TTATGT, nâng ca...

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã có những tác động tích cực đến công tác bảo đảm TTATGT, nâng cao nhận thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông. Tuy nhiên, trước những đòi hỏi về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, cụ thể hóa quy định quyền con người trên lĩnh vực giao thông đường bộ trong tình hình mới, việc xây dựng dự án Luật Đường bộ và Luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộlà yêu cấp thiết được dựa trên các cơ sở thực tiễn, cơ sở chính trị, pháp lývà đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong tình hình mới. 
Cơ sở pháp lý ban hành Luật
Hoàn thiện pháp Luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo hướng tách thành luật chuyên ngành với nhiều điểm mới và những quy định cụ thể, chặt chẽ hơn, được định hướng, xác định trên cơ sở chính trị pháp lý là các quan điểm của Đảng và các quy định pháp luật then chốt được xác định trong Hiến pháp năm 2013 và các quy định của hệ thống pháp luật. Cụ thể như: Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông đề ra yêu cầu: tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống pháp luật về trật tự, an toàn giao thông phù hợp với tình hình mới; Kết luận số 45-KL/TW ngày 1/2/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 04/9/2012 trong đó xác định: Công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông là một nội dung của công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, do tính chất phức tạp của tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ảnh hưởng lớn an ninh con người, an ninh xã hội; Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền sống; tính mạng con người được bảo hộ (Điều 19); Mọi người được bảo hộ về sức khoẻ (Điều 20);…
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần tứ XIII của Đảng xác định:…xây dựng hệ thống pháp luật, thể chế pháp luật thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, với tư duy mới, phù hợp với thực tiễn; bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn; kiềm chế gia tăng tai nạn giao thông nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, tạo chuyển biến rõ nét về trật tự, an toàn xã hội; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, trong đó có hệ thống đường bộ; hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hạ tầng.
Như vậy, việc hoàn thiện thể chế pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ, là sự cụ thể hóa Hiến pháp để giải quyết những vấn đề thực tiễn về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới.
Ban hành Luật để đáp ứng thực tiễn
Sau 13 năm thực hiện Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã phát sinh nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập, tiêu biểu như: quá tải phương tiện giao thông cá nhân ở các thành phố lớn, tai nạn, ùn tắc giao thông; tình trạng ngang nhiên vi phạm, coi thường pháp luật khi tham gia giao thông vẫn diễn ra phổ biến; hiện tượng người tham gia giao thông chống lại lực lượng làm công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tình trạng tội phạm hoạt động trên các tuyến giao thông; các vấn đề về an ninh như biểu tình trái pháp luật, tụ tập đông người trên đường bộ ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia, là điều kiện để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá… Nói cách khác là, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 không còn phù hợp với thực tiễn đã vận động, thay đổi. Tách Luật Giao thông đường bộ 2008 thành Luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ là yêu cầu khách quan, tất yếu để góp phần giải quyết các vấn đề lớn trong thực tiễn đã nêu trên.
Về nguyên tắc, việc phân công, phân cấp giữa các bộ, ngành, địa phương trong quản lý nhà nước phải rõ ràng, cụ thể, xác định cơ quan chịu trách nhiệm chính trước Đảng, Nhà nước, Nhân dân về lĩnh vực mình được giao. Tuy nhiên, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 không quy định rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm chính về TTATGT đường bộ, dẫn đến thực hiện thiếu nhất quán, đồng bộ,khó đảm bảo được tính liên kết chặt chẽ giữa các nội dung, chế định của từng lĩnh vực cụ thể. Vì vậy, lợi ích của việc tách Luật Giao thông đường bộ 2008 thành Luật bảo đảmtrật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ sẽ phân khúc chuẩn xác hơn và dễ dàng hơn trong việc xác định cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm chính cho cả ba lĩnh vực trên.
Giao thông đường bộ liên quan, tác động trực tiếp đến quyền con người, đó là bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản khi đi lại; theo quy định của Hiến pháp năm 2013 những quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Theo đó, một số chế định tuy đã được điều chỉnh trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008 như quy tắc giao thông, người và phương tiện giao thông nhưng vẫn còn nhiều quy định thiếu cụ thể, chưa sát với thực tiễn để tổ chức thực hiện.
Hệ thống đường địa phương những năm qua đã có bước phát triển, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế; giao thông tại các đô thị lớn còn thường xuyên ùn tắc, trong đó có một phần là hạ tầng chưa đầy đủ, đồng bộ. Mặc dù, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã có quy định về chính sách đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, quản lý vận tải đường bộ nhưng chưa đầy đủ và cụ thể; việc đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông còn chưa đầy đủ, đồng bộ, chưa tạo được sự kết nối liên hoàn khả năng đáp ứng nhu cầu giao thông và an toàn giao thông còn hạn chế.
Trong quản lý, sử dụng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trung tâm chỉ huy, điều khiển giao thông chưa có chính sách cụ thể, rõ ràng và chưa xác định cơ quan chịu trách nhiệm chính trong công tác này, dẫn đến đầu tư ứng dụng công nghệ thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Như vậy, việc xây dựng và ban hành Luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là để xây dựng thói quen, ý thức tự giác và hình thành văn hóa giao thông hiện đại, ổn định lâu dài; là đòi hỏi tất yếu, khách quan, cấp bách của thực tiễn, phù hợp với quy luật phát triển với đầy đủ cơ sở chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn là sự thể chế hóa quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Đảng, Nhà nước, cụ thể hóa quyền con ngươi quy định trong Hiến pháp; phù hợp với xu hướng xây dựng, hoàn thiện để hệ thống pháp luật của Việt Nam theo hướng chuyên sâu điều chỉnh một lĩnh vực cụ thể trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, góp phần thúc đẩy, nâng tầm cả 02 lĩnh vực là trật tự, an toàn giao thông và phát triển kết cấu hạ tầng, vận tải đường bộ đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong tình hình mới; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với lĩnh vực được phân công, phù hợp kinh nghiệm lập pháp quốc tế./.
V.H

Related

nổi bật 1 4770445171661743748

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Tìm kiếm

XEM NHIỀU

LONG AN

LONG AN

LƯU TRỮ

THỐNG KÊ

Lượt truy cập:
  • BÀI VIẾT:
  • BÌNH LUẬN:
  • ĐANG XEM:
  • Flag Counter

LIÊN HỆ

Tên

Email *

Thông báo *

FANPAGE

DỊCH

item