Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở góp phần quan trọng trong công tác đảm bảo an ninh trật tự

Ngày 01/7/2024 trên phạm vi cả nước tổ chức lễ ra mắt hoạt động lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở, đây là chủ trương lớn của Đảng và ...

Ngày 01/7/2024 trên phạm vi cả nước tổ chức lễ ra mắt hoạt động lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở, đây là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước, ghi nhận vai trò, công sức đóng góp vào công tác giữ gìn ANTT tại địa bàn cơ sở của lực lượng nòng cốt hỗ trợ lực lượng Công an chính quy trong thực hiện nhiệm vụ.
Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở được ra đời và hoạt động dựa trên quy định của Luật số 30/2023/QH15 ban hành ngày 28/11/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, gồm 5 chương 33 điều, quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác, xây dựng lực lượng, đảm bảo điều kiện hoạt động và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Bên cạnh đó, ngày 16/4/2024 Chính phủ ban hành Nghị định 40/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở và Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 14/2024/TT-BCA ngày 22/4/2024 quy định chi tiết một số điều của Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở để triển khai thực hiện.
Bản chất của Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là việc hệ thống hóa và điều chỉnh lại nhiệm vụ, tên gọi lực lượng, chức danh đã được thành lập, hoạt động từ sau cách mạng tháng 8/1945 ở địa bàn cơ sở gồm lực lượng Công an xã bán chuyên trách, bảo vệ dân phố, dân phòng... bảo đảm không làm tăng biên chế, không làm tăng chi ngân sách nhà nước, không chồng chéo, mâu thuẩn với các văn bản pháp luật khác. Qua triển khai đến nay, các địa phương trên cả nước cơ bản đã đưa vào hoạt động, ổn định lực lượng, củng cố tổ chức, tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ lực lượng Công an ở địa bàn cơ sở công tác nắm tình hình an ninh trật tự; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; hỗ trợ nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, hỗ trợ công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội; vận động, giáo dục người có hành vi vi phạm pháp luật ở cơ sở; tuần tra đảm bảo an ninh trât tự, an toàn giao thông và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, có thể nói tên gọi và nhiệm vụ của lực lượng này đã có những thay đổi, nếu như trước đây lực lượng công an xã bán chuyên trách thực hiện hầu hết các nhiệm vụ nói trên thì hiện nay, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở đóng vai trò hỗ trợ lực lượng công an chính quy trong thực thi nhiệm vụ ở cơ sở, bên cạnh đó, bổ sung thêm một số nhiệm vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ...
Tuy nhiên, bên cạnh những sự ủng hộ, đồng thuận của nhân dân, cơ quan, tổ chức, ban ngành đoàn thể, mặt trận tổ quốc các cấp thì vẫn còn đâu đó những ý kiến trái chiều, thiếu tinh thần xây dựng, đánh giá tiêu cực, cho rằng lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở thành lập làm cồng kềnh thêm bộ máy nhà nước, hoặc làm gia tăng quân số lực lượng công an tạo thêm gánh nặng cho ngân sách hoặc đưa ra thông tin về tỷ lệ 01 nhân viên an ninh quản lý 60 người dân... hầu hết đều không mang tinh thần tích cực trong xây dựng, đóng góp mà có biểu hiện của sự phê phán, đả kích, tạo hiệu ứng gây bất bình dư luận, thậm chí nhiều trường hợp lợi dụng chủ trương về thu nhận, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho lực lượng này thông qua các tiêu chí, tiêu chuẩn về điều kiện tuyển dụng, tham gia lực lượng về lý lịch, trình độ văn hóa, sức khỏe, chế độ, định mức bồi dưỡng... mà chưa thấy được vai trò, tầm quan trọng và những đóng góp của lực lượng này bên cạnh lực lượng công an cơ sở trong công tác bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương.
Có thể nhận thấy quá trình xây dựng pháp luật quy định về lực lượng này được tiến hành một cách bài bản, tuần tự và cụ thể. Các cơ quan trực thuộc Quốc Hội thực hiện chức năng nhiệm vụ tham mưu, xây dựng dự thảo, đóng góp, tham vấn ý kiến của chuyên gia qua các hội thảo, công tác thẩm định của các cơ quan chuyên trách, công tác giám sát, phản biện được tiến hành qua các giai đoạn, đảm bảo tính khách quan, khoa học và bám sát thực tiễn. Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội 15 đã thông qua và có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 01/7/2024. Có thể nói, Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là cơ sở pháp lý quan trọng để duy trì, củng cố hoạt động của lực lượng hỗ trợ công an ở địa bàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới./.

VTPg 

Related

Chính trị 2910778828315854909

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Tìm kiếm

XEM NHIỀU

LONG AN

LONG AN

LƯU TRỮ

THỐNG KÊ

Lượt truy cập:
  • BÀI VIẾT:
  • BÌNH LUẬN:
  • ĐANG XEM:
  • Flag Counter

LIÊN HỆ

Tên

Email *

Thông báo *

FANPAGE

DỊCH

item