Vô tình tiếp tay cho tội phạm khi cho thuê, bán tài khoản ngân hàng

Trong thời gian qua, việc thuê và thu mua tài khoản ngân hàng để bán cho người nước ngoài đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt...

Trong thời gian qua, việc thuê và thu mua tài khoản ngân hàng để bán cho người nước ngoài đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là trong bối cảnh tội phạm tài chính quốc tế ngày càng tinh vi. Những tài khoản này thường được sử dụng cho mục đích lừa đảo hoặc rửa tiền, gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho cả cá nhân sở hữu tài khoản và hệ thống tài chính của quốc gia.
1. Hình thức: Các đối tượng người Việt Nam cấu kết với các đối tượng người nước ngoài tại Campuchia thực hiện hành vi thu mua tài khoản ngân hàng để cung cấp cho các băng nhóm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng ở nước ngoài. Các nhóm lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Campuchia, sau khi chiếm đoạt tiền từ bị hại chúng rửa tiền bằng cách thuê lao động người Việt Nam sang Campuchia trực tiếp thực hiện chuyển khoản nhanh qua nhiều tài khoản ngân hàng. Sau đó chuyển khoản mua tiền điện tử (USDT: là tài sản cryptocurrency phát hành trên blockchain Bitcoin thông qua lớp Protocol Omni. Mỗi đơn vị USDT được hỗ trợ bởi một Đôla Mỹ được giữ trong quỹ dự trữ Tether Limited và có thể được sử dụng thông qua Tether Platform. USDT có thể được chuyển, lưu trữ, chi tiêu, giống như bitcoins hoặc crytocurrency, người dùng có thể giao dịch và lưu trữ với bất kỳ ví tiền lớp Omni như Ambisafe, Holy Transaction hay Omni Wallet) để xóa dấu vết tội phạm.
2. Thủ đoạn: Các đối tượng thường đăng tải thông tin trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội về việc thuê, mua tài khoản ngân hàng hoặc tiếp cận với những người lao động có thu nhập thấp, người thiếu hiểu biết về pháp luật hoặc sinh viên các trường cao đẳng, đại học nhờ thuê mở tài khoản ngân hàng để nhận tiền công với giá khoảng từ 500.000 - 1.000.000 đồng. Sau khi mở tài khoản, chủ tài khoản phải bàn giao thông tin đăng nhập Internet Banking, SIM điện thoại đăng ký tài khoản, thẻ ngân hàng… cho đối tượng. Đối tượng sẽ sử dụng các tài khoản ngân hàng này vào các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, hiện nay các đối tượng còn sử dụng giấy tờ tùy thân của người khác (thu mua từ cửa hàng cầm đồ, nhà nghỉ hoặc nhặt được...), thay ảnh để mở tài khoản thanh toán tại các ngân hàng thương mại.
3. Biện pháp phòng tránh
- Để tránh trở thành nạn nhân của các vụ việc mua bán tài khoản ngân hàng cho mục đích lừa đảo, người dân có thể áp dụng 4 biện pháp phòng ngừa: Cần có biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân của mình. Không chia sẻ thông tin tài khoản ngân hàng, dữ liệu cá nhân với bất kỳ ai. Đặc biệt, qua số điện thoại, hoặc qua mạng xã hội.
- Cần tỉnh táo trước lời đề nghị kiếm tiền dễ dàng liên quan đến việc thuê, bán tài khoản ngân hàng, vì những đề nghị này thường là cái bẫy của các hoạt động lừa đảo. Kiểm tra định kỳ, theo dõi sát sao giao dịch trong tài khoản ngân hàng. Sử dụng các dịch vụ bảo mật do ngân hàng cung cấp như thông báo về các giao dịch bất thường. Các giao dịch trực tuyến cần thiết phải được nhận biết bằng sinh trắc học.
- Theo Nghị định 143/2021/NĐ-CP, ngày 31/12/2021 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, phạt tiền từ 40.000.000đ - 50.000.000đ những hành vi như thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản; mua bán tài khoản thanh toán từ một tài khoản cho đến dưới 10 tài khoản thanh toán chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Người dân có thể bị phạt tiền từ 50.000.000đ - 100.000.000đ về hành vi thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán; mua bán tài khoản thanh toán với số lượng từ 10 tài khoản trở lên mà chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thậm chí, có thể bị điều tra, truy tố về hành vi liên quan đến các giao dịch vi phạm pháp luật ngay cả khi không tham gia trực tiếp vào hoạt động lừa đảo họ vẫn có thể bị coi là đồng phạm hoặc có thể coi hành vi đó là tiếp tay cho tội phạm.
- Nếu người dân phát hiện bất kỳ hoạt động bất thường nào liên quan đến tài khoản ngân hàng của mình, đề nghị người dân báo ngay cho ngân hàng hoặc Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh Long An; số điện thoại: 02723.989.848 để được kịp thời xử lý.

Related

nổi bật 1 2621121994291640427

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Tìm kiếm

XEM NHIỀU

LONG AN

LONG AN

LƯU TRỮ

THỐNG KÊ

Lượt truy cập:
  • BÀI VIẾT:
  • BÌNH LUẬN:
  • ĐANG XEM:
  • Flag Counter

LIÊN HỆ

Tên

Email *

Thông báo *

FANPAGE

DỊCH

item