VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN
Trong bối cảnh hiện nay của đất nước, xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn, việc tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng...
https://datvanguoilongan.blogspot.com/2024/10/van-dung-tu-tuong-ho-chi-minh-vao-xay.html
Trong bối cảnh hiện nay của đất nước, xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn, việc tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN là thực sự cần thiết, bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung, phát triển năm 2011) xác định, mô hình xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng dựa trên tám đặc trưng, trong đó, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là một đặc trưng cơ bản. Đến Hiến pháp năm 2013, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền XHCN của Đảng được thể chế hóa rõ ràng và đầy đủ tại Điều 2: Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Đại hội XIII của Đảng tiếp tục đề ra những định hướng, quan điểm, giải pháp đột phá cho tiến trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Đồng thời, Đảng ta nêu rõ, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN phải tiến hành đồng bộ, gắn với đổi mới hệ thống chính trị và đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội; xác định 13 định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, trong đó có định hướng xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN.
Để phát huy những giá trị cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, cần tiếp tục thực hiện chất lượng, hiệu quả một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và quán triệt những giá trị cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, để những giá trị tư tưởng của Người ngày càng thấm sâu vào nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tạo sự thống nhất nhận thức về 8 đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống chính trị. Củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Thứ ba, tiếp tục thể chế hóa, kịp thời, đầy đủ hệ thống quan điểm, chủ trương của Đảng và quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Thứ tư, xây dựng hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, ổn định, khả thi để tiếp cận, đủ khả năng điều chỉnh các quan hệ xã hội, lấy lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, tổ chức doanh nghiệp làm trung tâm.
Thứ năm, nghiêm túc trong thực hiện đúng và đầy đủ những định hướng lớn của Đảng về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN thể hiện trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Tiếp tục xây dựng Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; nghiên cứu, làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước; đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Tóm lại, trong giai đoạn các mạng mới, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thật tin gọn, mạnh mẽ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ công chức “thật sự là người phục vụ trung thành của nhân dân”, đó là tiền đề, là nhân tố quan trọng trên hành trình đưa đất nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu.