Đoàn kết trí tuệ Việt, vững bước tương lai

Trong buổi gặp mặt Đoàn đại biểu kiều bào tiêu biểu nhân dịp về nước dự Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4, dự d...

Trong buổi gặp mặt Đoàn đại biểu kiều bào tiêu biểu nhân dịp về nước dự Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4, dự diễn đàn Tri thức và Chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến chủ trương mời gọi chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là người Việt Nam ở nước ngoài, về đảm nhiệm vai trò lãnh đạo tại các viện nghiên cứu và cơ sở giáo dục. Đây là một quan điểm thể hiện tầm nhìn chiến lược, không chỉ ở khía cạnh chuyên môn mà còn chạm tới những vấn đề sâu xa liên quan đến hòa giải dân tộc, niềm tin xã hội

Thực tiễn cho thấy, sau 50 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (1975–2025), quá trình hàn gắn hậu quả chiến tranh và khôi phục lòng tin giữa Nhà nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vẫn đang được tiếp tục. Dù có nhiều chuyển biến tích cực, song vẫn tồn tại những rào cản về tâm lý, thủ tục hành chính và định kiến lịch sử, khiến không ít nhân tài người Việt ở nước ngoài e dè khi trở về đóng góp cho quê hương.
Tổng Bí thư đã thẳng thắn nhìn nhận: “Trước đây người ta không dám về là vì chúng ta chưa thật sự sẵn lòng, còn nhiều rào cản về hành chính và các quy định, rất khó điều hành. Nay mọi thứ sẽ thuận hơn rất nhiều”. Nhận định này thể hiện tinh thần cầu thị và quyết tâm thay đổi của lãnh đạo cấp cao nhằm tạo lập một môi trường thuận lợi hơn cho sự hội nhập toàn diện của trí thức người Việt toàn cầu vào tiến trình phát triển đất nước.
Hiện nay, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài gồm khoảng 5,3 triệu người sinh sống tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có trên 600.000 người có trình độ đại học trở lên (theo Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, năm 2023). Đây là nguồn lực trí tuệ quý báu, đang đóng góp đáng kể vào nhiều lĩnh vực như khoa học, công nghệ, giáo dục, kinh tế và ngoại giao quốc tế. Dấu ấn của người Việt đã được ghi nhận tại các trung tâm nghiên cứu, tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Intel, NASA, hay các trường đại học danh tiếng như Harvard, Stanford, Oxford. Không những thế, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài còn thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc thông qua các hoạt động gìn giữ văn hóa dân tộc, hỗ trợ cộng đồng trong nước trong các đợt thiên tai, dịch bệnh, cũng như tích cực tham gia các hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.
Trong bối cảnh Việt Nam đang đặt mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, việc gỡ bỏ các rào cản hành chính, tâm lý và định kiến lịch sử là yêu cầu cấp thiết. Đã đến lúc cần một tư duy đổi mới, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, tạo điều kiện để mọi nguồn lực – đặc biệt là nguồn lực trí tuệ của người Việt trên khắp thế giới – được huy động và phát huy hiệu quả.
Đây không chỉ dừng lại ở một chính sách thu hút nhân lực, mà còn là một bước tiến về mặt tư tưởng và chính trị, nhằm thúc đẩy quá trình hòa hợp dân tộc, hàn gắn những vết thương lịch sử, đồng thời mở ra cơ hội cho sự đoàn kết và phát triển bền vững của đất nước trong giai đoạn hội nhập sâu rộng với thế giới. Tổng Bí thư khẳng định, thời gian tới Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chủ trương, chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, phát huy tiềm năng, thế mạnh, nguồn nhân lực quý báu của kiều bào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời đẩy mạnh hợp tác với các nước để bảo vệ quyền lợi chính đáng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống, yên tâm làm ăn, hội nhập và phát triển mạnh trong đời sống xã hội nước sở tại. 

                                                                 N.T

 

Related

Chính trị 1757431262881766408

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Tìm kiếm

XEM NHIỀU

LONG AN

LONG AN

LƯU TRỮ

THỐNG KÊ

Lượt truy cập:
  • BÀI VIẾT:
  • BÌNH LUẬN:
  • ĐANG XEM:
  • Flag Counter

LIÊN HỆ

Tên

Email *

Thông báo *

FANPAGE

DỊCH

item