Hiểu biết chính xác về dịch tả lợn châu phi
Virus dịch tả lợn châu Phi (African swine fever virus, viết tắt: ASFV) là tác nhân gây bệnh sốt lợn ở châu Phi (ASF). ASFV là một virus ...
https://datvanguoilongan.blogspot.com/2019/04/hieu-biet-chinh-xac-ve-dich-ta-lon-chau.html
Virus dịch tả lợn châu Phi (African swine fever virus, viết tắt: ASFV) là tác nhân gây bệnh sốt
lợn ở châu Phi (ASF). ASFV là một virus DNA sợi kép lớn, nhân lên trong tế bào chất của các tế bào bị nhiễm bệnh, gây sốt xuất huyết với tỷ lệ tử vong cao ở lợn.Vụ dịch đầu tiên được ghi nhận lại là đã xảy ra vào năm 1907
sau khi ASF được mô tả lần đầu tiên vào năm 1921 tại Kenya. Bệnh vẫn được
giới hạn ở châu Phi cho đến năm 1957 khi nó được báo cáo ở Lisbon, Bồ
Đào Nha. Một vụ dịch nữa xảy ra ở Bồ Đào Nha vào năm 1960. Sau những vụ
dịch ban đầu này, căn bệnh đã được hình thành ở bán đảo Iberia và những đợt
bùng phát lẻ tẻ xảy ra ở Pháp, Bỉ và các nước châu Âu khác trong những
năm 1980. Cả Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã tìm cách tiêu diệt
căn bệnh này vào giữa những năm 1990 thông qua chính sách giết mổ. Tiếp đó, dịch
này đã lan ra khắp các quốc gia và vào tháng 8 năm 2018, Trung Quốc đã báo cáo dịch cúm lợn
châu Phi đầu tiên bùng phát ở tỉnh Liêu Ninh, đây cũng là trường hợp được báo cáo đầu
tiên ở Đông Á. Tính đến ngày 12 tháng 3 năm 2019, dịch tả lợn châu Phi đã lan
ra 18 tỉnh tại Việt Nam: Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Thái
Bình, Hưng Yên, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Ninh Bình, Nam Định, Quảng
Ninh…
Tổ chức Lương thực và
Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) lên tiếng, dịch tả lợn hiện không có vắcxin và
không thể chữa. Là một chủng độc lực cao, virus này sẽ giết 100% số lợn bị
nhiễm bệnh. Tuy nhiên, không giống như cúm lợn, dịch tả lợn châu Phi không có
mối đe dọa trực tiếp nào đối với sức khỏe con người. Theo phó giáo
sư Nguyễn Bá Hiên, khoa thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tả lợn không
gây bệnh trên người nhưng có thể lây truyền sang ruồi, muỗi, chuột, mèo, gà,
vịt. Lợn bị tả có thể mắc thêm những loại bệnh nguy hiểm khác như tai xanh,
cúm, thương hàn... Những bệnh này mới gây nguy hiểm cho người bởi làm rối loạn
hệ tiêu hóa, đặc biệt khi ăn tiết canh, ăn thịt heo bệnh, chưa nấu chín
kỹ. Khi lợn mắc bệnh tai xanh, liên cầu khuẩn tồn tại trong miệng, mũi con
vật sẽ bùng lên. Người bị trầy xước hoặc có vết thương, tiếp xúc với lợn bệnh
sẽ bị vi khuẩn xâm nhập. Khi nhiễm khuẩn, người bệnh thường sốt cao, đau đầu,
buồn nôn, xuất huyết ở một số nơi trên cơ thể. Một số trường hợp xuất hiện các
triệu chứng nhiễm độc tiêu hóa, nặng hơn là viêm màng não.
Như vậy, có thể khẳng
định với độc giả rằng, Virus dịch tả lợn Châu Phi không lây trực tiếp sang
người nên mọi người hoàn toàn có thể yên tâm trong việc sử dụng thịt lợn làm
thực phẩm cho gia đình hằng ngày. Đồng thời, độc giả cũng chú ý không tuyên
truyền sai lệch về dịch tả lợn Châu Phi nhất là trên các trang mạng xã hội
khiến cho mọi người hoang mang. Được biết, trang Facebook Đầm bầu Thời trang Mami vừa bị phạt hành chính 20 triệu đồng
do đăng tải thông tin, hình ảnh sai sự thật về việc chế biến, bày bán lợn
nhiễm dịch tả lợn châu Phi tại Hà Nội và kêu gọi "tẩy chay" thịt lợn
vì có thể lây sang người. Đây là bài học đắt giá, là hồi chuông cảnh tỉnh cho
những “anh hùng bàn phím” muốn lợi dụng dịch bệnh và sức mạnh
mạng Internet để câu like rẻ tiền. Thay vì tuyên truyền những thông tin sai sự
thật thì mong những người có sức ảnh hưởng lớn trên cộng đồng mạng hãy chia sẻ
những cách phòng tránh dịch bệnh như: vệ sinh chuồng lợn sạch sẽ, tiêm vắc sin
phòng bệnh cho lợn, tiêu hủy ngay lợn mắc bất cứ bệnh gì, không ăn tiết ăn, ăn
thịt lợn đã nấu chín kĩ… Đây mới là cách cả cộng đồng cùng chung tay để dập tắt
dịch bệnh chứ không phải là những lời nói gây hoang mang cho những người sử
dụng thực phẩm từ lợn.
Hiện nay, tại tất cả các
tỉnh thành đã công bố nhiễm dịch đều yêu cầu các Chi cục Chăn nuôi và Chi cục
Thú y lấy mẫu kiểm tra tại các khu vực lây nhiễm cao tại các quận, huyện để dự
báo tình hình, đồng thời giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, đến tận thôn
xóm, cụm dân cư xử lý ngay khi có gia súc ốm, chết. Cấm vận chuyển, giết
mổ, kinh doanh lợn và các sản phẩm của lợn, kể cả sản phẩm đã qua chế biến chín
trong khu vực có dịch. Tổ chức ký cam kết đối với các hộ chăn nuôi, buôn bán, kinh
doanh, vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn chấp hành các biện pháp phòng, chống
dịch bệnh; tăng cường thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại khu vực có
dịch và khu vực xung quanh để tiêu diệt mầm bệnh và tuyên truyền, hướng dẫn
người chăn nuôi thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, các biện
pháp thực hành chăn nuôi tốt. Với phương châm ngăn chặn sự lây lan của
dịch bệnh thiết nghĩ sự chung tay của cả cộng đồng từ trung ương đến địa
phương thì dịch tả lợn Châu Phi chắc chắn được khống chế.
Tôi tin rằng với sự đồng
thuận của cả người chăn nuôi lẫn các thương lái, người giết mổ, cung cấp thực
phẩm từ lợn thì chắc chắn rằng dịch tả lớn sẽ sớm biến mất khỏi lãnh thổ lãnh
thổ Việt Nam./.
Theo Làng quê (www.nguoicondatme.org)