Từ bỏ thói quen sử dụng sản phẩm từ loài động vật hoang dã

Thói quen thích ăn thịt rừng và sử dụng sản phẩm từ các loài động vật hoang dã (ÐVHD) đã gây ra biết bao hậu quả đáng tiếc và hệ lụy đau thư...

Thói quen thích ăn thịt rừng và sử dụng sản phẩm từ các loài động vật hoang dã (ÐVHD) đã gây ra biết bao hậu quả đáng tiếc và hệ lụy đau thương cho bản thân và xã hội. Việc tiêu thụ động vật hoang dã gây tuyệt chủng loài, mất cân bằng sinh thái, tác động xấu trực tiếp lên con người. Ngoài ra, hầu hết các loài động vật này đều ít nhiều mang những mầm bệnh nguy hiểm (các loại vi khuẩn và virus) trong cơ thể.
Tại Việt Nam, việc buôn bán, tiêu dùng các loài động vật hoang dã này vẫn được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo. Tuy nhiên vì thói quen tiêu dùng của một số người đã kích thích sự phát triển, buôn bán của các loài ÐVHD này để làm thức ăn.
Cụ thể, Chợ nông lâm sản Thạnh Hóa nằm ven Quốc lộ 62 thuộc khu phố 3, thị trấn Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa. Nơi đây, có hàng chục gian hàng thường xuyên bày bán công khai nhiều loài chim hoang dã và những mặt hàng quý hiếm như: Điêng điểng, giang sen hay rắn hổ đất... Ngoài ra còn bán cả những loại chim quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam như cò nhạn, trích cồ.
Tất cả các loại được bán ở chợ chim này đều không rõ nguồn gốc thật sự chỉ biết được theo lời rao bán của các tiểu thương cho biết là hoàn toàn được đánh bắt từ thiên nhiên.
Trong những năm gần đây, sự xuất hiện và lây lan các dịch bệnh đã cho thấy sự nguy hiểm của việc buôn bán và tiêu thụ sản phẩm từ ÐVHD đối với sức khỏe con người. Theo các chuyên gia bảo tồn, ÐVHD đang sống ngoài tự nhiên, khi bị bắt sức khỏe chúng yếu đi, sức đề kháng kém. Vì thế, virus, vi khuẩn trong cơ thể chúng sẽ phát triển và rất nguy hiểm cho con người khi tiếp cận, biến chúng thành món ăn, hay sử dụng các bộ phận cơ thể của chúng vì những mục đích khác.
Trong năm qua, thực hiện Nghị định số 06/2019/NÐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, công tác quản lý, bảo vệ ÐVHD đã đạt nhiều kết quả tích cực với hàng trăm vụ vận chuyển, buôn bán, tàng trữ và sử dụng trái phép ÐVHD được phát hiện, xử lý và nhiều vụ được đưa ra xét xử với bản án nghiêm khắc.
Tuy nhiên, việc buôn bán ÐVHD xuất phát từ nhu cầu của con người, và khi nhu cầu ăn thịt thú rừng, sử dụng các bộ phận cơ thể của một số loài quý hiếm để chữa bệnh vẫn còn, thì việc cấm chưa thể một lúc triệt để như mong muốn. Vì thế, mỗi người cần nâng cao ý thức, nói không với thịt thú rừng trước nguy cơ dịch bệnh. Chúng ta đã bước đầu thành công trong việc ngăn chặn dịch Covid-19 ở Việt Nam. Ngoài sự quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc của các ngành, các cấp, các địa phương, điều quan trọng chính là ý thức phòng, chống dịch bệnh của người dân. Và bên cạnh các giải pháp chống dịch, để ngăn chặn triệt để từ nguồn gốc gây bệnh, chúng ta cũng cần có những biện pháp quyết liệt trong việc cấm buôn bán, tiêu thụ ÐVHD trái phép.
Theo quy định tại Nghị định 06/2019, người dân được phép gây nuôi động vật rừng có nguồn gốc hợp pháp để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, việc thuần dưỡng và nuôi loài nào để vừa bảo đảm lợi ích kinh tế, vừa không gây dịch bệnh cho con người, giúp bảo tồn nguồn gen từ thiên nhiên cũng là vấn đề cần bàn.
Ðã đến lúc con người cần bỏ thói quen sử dụng sản phẩm từ những loài hoang dã, để sống có trách nhiệm, hài hòa hơn với thiên nhiên. Tương lai ĐVHD và thiên nhiên Việt Nam phụ thuộc vào lựa chọn hiện tại của chính chúng ta. Không ăn, không sử dụng, không tiếp tay cho buôn bán động vật hoang dã; đừng để Việt Nam là một trong những nguyên nhân chính khiến động vật hoang dã tuyệt chủng.
Ngoài ra, việc tiếp xúc, sử dụng những thực phẩm không rõ nguồn gốc là hành động vô cùng nguy hiểm cho sức khoẻ bản thân. Đây chính là thói quen cực kỳ nguy hại trong dịch bệnh bùng phát trên diện rộng như ngày nay cần được ngăn chặn, loại bỏ.
L.H

Related

Cuộc sống 2501093419294804041

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Tìm kiếm

XEM NHIỀU

LONG AN

LONG AN

LƯU TRỮ

THỐNG KÊ

Lượt truy cập:
  • BÀI VIẾT:
  • BÌNH LUẬN:
  • ĐANG XEM:
  • Flag Counter

LIÊN HỆ

Tên

Email *

Thông báo *

FANPAGE

DỊCH

item