Thận trọng khi mua hàng online mùa dịch

Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nước ta, để hạn chế việc phải đi ra ngoài, tiếp xúc nơi đông người, thì nhu cầu mua...

Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nước ta, để hạn chế việc phải đi ra ngoài, tiếp xúc nơi đông người, thì nhu cầu mua sắm trực tuyến càng tăng cao. Thay vì đến trực tiếp các cửa hàng, siêu thị, chợ mua sắm, người tiêu dùng chuyển sang mua hàng trực tuyến, online qua các trang mạng xã hội (facebook, zalo…) hoặc các sàn thương mại điện tử như: Sendo, Shopee, Lazada... Mặc dù mua sắm qua hình thức trực tuyến, online có nhiều tiện lợi, nhưng có hạn chế là không thể trực tiếp thử, không được kiểm tra nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, việc giao hàng phải chờ đợi… Nhiều khi hàng mua không đúng với quảng cáo, nhận phải hàng xấu, kém chất lượng.
Ngoài ra, việc mua sắm trực tuyến qua mạng xã hội cũng khiến nhiều người gặp rắc rối. Khi mua bán thông qua mạng xã hội, người mua chỉ nhìn thấy giá bán và hình ảnh có thể là hình ảnh tượng trưng chứ không phải sản phẩm thật. Chỉ cần một tài khoản mạng xã hội là có thể đăng bán hàng mà không có cơ quan nào kiểm soát về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Những trang bán hàng, hoặc tài khoản cá nhân này chưa được quản lý, thiếu sự kiểm soát của các cơ quan chức năng. Ðó là kẽ hở cho các đối tượng bán hàng lừa đảo lợi dụng.
Không ít người bán hàng online đánh vào lòng tham, ham rẻ của một bộ phận người tiêu dùng để lừa đảo. Bán hàng kiểu lừa đảo khách hàng như một số người trên mạng xã hội hiện nay không phải là mới. Thủ đoạn là lập ra nhiều tài khoản khác nhau, mỗi tài khoản chỉ cần lừa bán cho một số người xong thì xóa địa chỉ, chuyển tên khác... Về phía khách hàng với số tiền nhỏ cho nên đành lòng cho qua mà không biết kêu ai. Nhưng số tiền của chủ tài khoản lừa đảo thu về bất chính là rất lớn mà chưa bị xử phạt.
Theo các ngành chức năng, công tác tiếp cận, giám sát loại hình kinh doanh trực tuyến không hề đơn giản, khó khăn hơn nhiều so với kinh doanh truyền thống. Nhiều đối tượng mua tên miền và đặt máy chủ tại nước ngoài, thanh toán thông qua thẻ tín dụng mà không thông qua công ty cung cấp dịch vụ máy chủ ở Việt Nam, cố tình che giấu thông tin, không có địa chỉ, điện thoại hay thông tin liên lạc nên việc ngăn chặn và xử phạt gặp rất nhiều rào cản. Bên cạnh đó, những khách hàng mua sắm online phần lớn không chú ý việc lấy hóa đơn, sử dụng các phương thức thanh toán trực tuyến đa dạng… gây khó khăn cho công tác quản lý, xử lý của các cơ quan chức năng.
Để ngăn chặn hàng giả, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trên môi trường internet, cần chặn từ “gốc”, đó là người tiêu dùng ngừng “tiếp tay” cho các đối tượng vi phạm. Theo đó, người tiêu dùng cần mua hàng ở những trang website uy tín, có đăng ký hoạt động với cơ quan chức năng và đã được cấp phép hoạt động, có thông tin liên lạc rõ ràng như: Địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế... Cần cảnh giác với những trang web, tài khoản mạng xã hội lạ quảng cáo các dịch vụ, sản phẩm với giá thấp hoặc khuyến mãi lớn. Đặc biệt, người tiêu dùng cũng cẩn trọng với những yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân (họ tên, số điện thoại, địa chỉ, số tài khoản ngân hàng...) từ những trang website lạ để tránh bị đánh cắp thông tin tài chính. Ngoài ra, người tiêu dùng khi gặp các vấn đề về chất lượng sản phẩm khi mua hàng trực tuyến cần phản ánh đến các cơ quan chức năng như: Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết.
L.H

Related

Cuộc sống 3748020661967200681

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Tìm kiếm

XEM NHIỀU

LONG AN

LONG AN

LƯU TRỮ

THỐNG KÊ

Lượt truy cập:
  • BÀI VIẾT:
  • BÌNH LUẬN:
  • ĐANG XEM:
  • Flag Counter

LIÊN HỆ

Tên

Email *

Thông báo *

FANPAGE

DỊCH

item