Người dân không nên tự ý mua thuốc điều trị covid-19

Theo nhận định của một số chuyên gia ngành y tế, trước tình hình số ca mắc Covid-19 cộng đồng cao như hiện nay thì nhu cầu mua thuốc càng tă...

Theo nhận định của một số chuyên gia ngành y tế, trước tình hình số ca mắc Covid-19 cộng đồng cao như hiện nay thì nhu cầu mua thuốc càng tăng cao và các đối tượng không ngừng đưa thuốc, vật tư y tế không rõ nguồn gốc vào tiêu thụ để thu lợi bất chính. Từ việc ngày càng có nhiều các F0 tự điều trị tại nhà, các loại thuốc điều trị Covid-19 đang được rao bán và tìm mua rất sôi động trên môi trường mạng Internet. Không ít người dân có tâm lý phòng ngừa khi trở thành F0, sẵn sàng chi tiền để mua các loại thuốc được cho là tự chữa và điều trị Covid-19.
Theo Bộ Y tế, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực y tế quản lý vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều vụ việc vi phạm vẫn xảy ra và không ngừng gia tăng ở nhiều nơi. Đặc biệt, lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19, một số đối tượng đã cố tình tìm cách đưa vào thị trường Việt Nam nhiều mặt hàng liên quan đến phòng chống dịch bệnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không bảo đảm chất lượng, an toàn như đồ bảo hộ chống dịch, khẩu trang y tế, thuốc điều trị Covid-19, máy tạo oxy, kit xét nghiệm Covid-19, nước sát khuẩn, găng tay y tế đã qua sử dụng,... gây ảnh hưởng lớn đến công tác phòng, chống dịch, đồng thời ảnh hưởng lớn đến lòng tin của người tiêu dùng.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế khẳng định, việc mua, bán, sử dụng các thuốc không được phép lưu hành trên thị trường là vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật dược và tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân, giảm hiệu quả phòng chống dịch, nguy cơ thuốc giả, thuốc nhập lậu.
Hiện tại, thuốc kháng virus được sử dụng trong phác đồ điều trị Covid-19 tại Việt Nam mới chỉ có 3 loại: Molnupiravir, favipiravir, remdesivir... Tuy nhiên, theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế cập nhật ngày 12/12/2021 thì trong các thuốc có tác dụng kháng virus SARS-CoV2, chỉ có favipiravir hàm lượng 200/400mg là được phép sử dụng đường uống với liều lượng do bác sĩ chỉ định; thuốc remdesivir chỉ được sử dụng tại cơ sở y tế và cũng tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh; thuốc molnupiravir đang được dùng trong các chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát, thuốc được cấp phát miễn phí cho bệnh nhân mắc Covid-19 nhẹ và vừa, không được bán trên thị thường.
Để tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với các mặt hàng thuộc lĩnh vực y tế quản lý, Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể người dân trong việc tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Do đó, Người dân tuyệt đối không tự ý tìm mua và dùng thuốc trị Covid-19 được quảng cáo, rao bán tràn lan trên thị trường. Điều này có thể dẫn đến việc lạm dụng, không mang lại lợi ích cho việc điều trị mà tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng bất lợi cho sức khỏe người dùng, thậm chí có thể gây cho bệnh thêm trầm trọng./.
N.H

Related

nổi bật 0 1680548021392859777

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Tìm kiếm

XEM NHIỀU

LONG AN

LONG AN

LƯU TRỮ

THỐNG KÊ

Lượt truy cập:
  • BÀI VIẾT:
  • BÌNH LUẬN:
  • ĐANG XEM:
  • Flag Counter

LIÊN HỆ

Tên

Email *

Thông báo *

FANPAGE

DỊCH

item