Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của quy định về những điều Đảng viên không được làm

Thời gian qua, việc học tập, quán triệt, tổ chức thực hiện Quy định những đều Đảng viên không được làm đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ ...

Thời gian qua, việc học tập, quán triệt, tổ chức thực hiện Quy định những đều Đảng viên không được làm đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cấp ủy viên, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền; giúp cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của Quy định những điều đảng viên không được làm; khắc phục kịp thời những yếu kém, hạn chế trong việc tu dưỡng, rèn luyện của đảng viên. Từng bước kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tình trạng tham nhũng, “lợi ích nhóm”, “tư duy nhiệm kỳ”, tha hóa quyền lực trong một bộ phận đội ngũ cán bộ, đảng viên; tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
Qua một thời gian thực hiện, để tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng và giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên, nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng, ngày 25/10/2021, Ban Chấp hành Trung ương đã sửa đổi, bổ sung Quy định số 47-CT/TW ngày 01/11/2011 và ban hành Quy định 37-QĐ/TW quy định về những điều đảng viên không được làm (gọi tắt Quy định 37). Nhìn chung, Quy định 37 vẫn giữ nguyên 19 điều như Quy định số 47-CT/TW, tuy nhiên có sự thừa kế, phát triển các quy định của Đảng về những Điều Đảng viên không được làm của các nhiệm kỳ trước. Do đó, Quy định 37 của Bộ Chính trị có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị ở nước ta trong tình hình hiện nay.
Một là, Quy định số 37 là một trong những cơ sở, chuẩn mực cho đảng viên phấn đấu, rèn luyện, nâng cao ý thức, trách nhiệm, gương mẫu chấp hành đường lối, quan điểm, Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của đảng viên, ngăn ngừa sự suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng và các tiêu cực khác của một bộ phạn cán bộ, đảng viên.
Nội dung trong Quy định số 37 là một hệ thống chế tài để ngăn chặn hành vi vi phạm trong Đảng, đồng thời, thể hiện chủ trương mở rộng dân chủ trong sinh hoạt Đảng. Từ đó, mỗi đảng viên tự nhận thức được bản thân có trách nhiệm nêu gương thực hiện nghiêm chỉnh Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và có nghĩa vụ chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhiều quy định của pháp luật, công dân được phép làm, song nếu ảnh hưởng đến vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên thì theo Quy định số 37, đảng viên cũng không được phép làm.
Ngoài ra, Quy định số 37 là một trong những căn cứ triển khai thực hiện tự phê bình và phê bình, làm cơ sở để đánh giá, phân loại chất lượng đảng viên hàng năm. Đồng thời, thực hiện nghiêm Quy định về những điều đảng viên không được làm sẽ từng bước góp phần kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tình trạng tham nhũng, “lợi ích nhóm”, “tư duy nhiệm kỳ”, tha hóa quyền lực trong một bộ phận đội ngũ cán bộ, đảng viên; tăng cường đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Nêu cao tính tiền phong gương mẫu trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, qua đó nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng.
Hai là, Quy định số 37 là cơ sở để cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra, chi bộ kiểm tra, giám sát đảng viên thực hiện và xử lý vi phạm. Với một hệ thống 19 điều, từ những vấn đề chung nhất liên quan đến sinh mệnh chính trị của Đảng, chế độ, cho đến những quy định cụ thể về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống... của đảng viên, Quy định về những điều đảng viên không được làm bao quát toàn diện các khía cạnh đảng viên cần phấn đấu, rèn luyện. Những nội dung về những điều đảng viên không được làm, nếu vi phạm đều có chế tài xử lý rất cụ thể, được thể chế hóa trong các văn bản khác của Đảng, như Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý đảng viên vi phạm; Quy định số 07-QĐi/TW, ngày 28/8/2018 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm...
Từ thực tế công tác kiểm tra, giám sát của Đảng cho thấy, vi phạm có liên quan đến tham nhũng, tiêu cực phần lớn từ cán bộ, đảng viên nên vi phạm, do đó cần được phát hiện trước hết trong nội bộ Đảng. Với các quy định hiện hành của Đảng thì có đủ cơ sở để thực hiện việc chủ động, đi trước làm tiền đề cho xử lý hành chính và xử lý hình sự. Có những vi phạm của đảng viên chưa đến mức xử lý vi phạm hành chính, hình sự nhưng vẫn có thể xem xét, xử lý theo quy định của Đảng theo Quy định số 37 và quy định về trách nhiệm nêu gương. Từ đó làm căn cứ kiểm tra các vi phạm khác của tổ chức Đảng và Đảng viên hay nói cách khác đây là tiền đề cho xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là “đường dẫn” và cách làm mới để cấp ủy đảng có cơ sở chỉ đạo xử lý hàng loạt các vụ việc tahm nhũng tiêu cực.
Ba là, Quy định số 37 là cơ sở để nhân dân, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và đảng viên giám sát đảng viên. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Quy định về những điều đảng viên không được làm trong toàn Đảng là cơ sở để nhân dân kiểm tra, giám sát các hoạt động của cán bộ, đảng viên; để đảng viên giám sát các đồng chí của mình, góp phần khắc phục tình trạng phát ngôn vô nguyên tắc, tố cáo sai sự thật, tố cáo mạo danh, nặc danh, khiếu kiện tập thể, hiện tượng cục bộ, bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ. Việc giám sát của nhân dân, giám sát trong nội bộ đối với đảng viên, nhất là đảng viên có chức vụ góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày càng trong sạch.
“Quốc có Quốc pháp, Gia có Gia quy”, Nghị quyết, Điều lệ, Chỉ thị, Quy định … của Đảng đã đề ra thì mọi cán bộ, đảng viên đều phải chấp hành. Song những Quy định này có cụ thể đến đâu cũng không thể bao phủ hết thực tiễn sinh động của cuộc sống. Do đó, trong thời gian tới để thực hiện tốt Quy định số 37, cấp ủy, tổ chức đảng, trước hết là đồng chí bí thư cấp ủy phải có nhận thức đúng, đầy đủ về vai trò, vị trí, ý nghĩa, tầm quy trọng của Quy định số 37 trong việc xây dựng chuẩn mực, tư cách người cán bộ, đảng viên. Bên cạnh đó, Cấp ủy, Ủy ban kiểm tra các cấp phải bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình chấp hành kỷ luật của cán bộ, đảng viên ở địa phương, đơn vị; tăng cường công tác giám sát để chủ động phòng ngừa, cảnh báo sai phạm. Ngoài ra, cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định của Đảng và Nhà nước về kiểm tra, giám sát, kỷ luật cán bộ, đảng viên theo Điều lệ Đảng và Quy định về những điều đảng viên không được làm theo hướng hoàn chỉnh, đồng bộ, thống nhất, có tính khả thi cao, làm căn cứ cho việc xác định vi phạm, tạo cơ sở, điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng./.

Sao Vàng - Tổng hợp

Related

Chính trị 2237466942751174290

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Tìm kiếm

XEM NHIỀU

LONG AN

LONG AN

LƯU TRỮ

THỐNG KÊ

Lượt truy cập:
  • BÀI VIẾT:
  • BÌNH LUẬN:
  • ĐANG XEM:
  • Flag Counter

LIÊN HỆ

Tên

Email *

Thông báo *

FANPAGE

DỊCH

item