Tại sao cần ban hành “Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở”?

Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở đã được Bộ Công an chủ trì soạn thảo, được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp t...

Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở đã được Bộ Công an chủ trì soạn thảo, được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV và dự kiến tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, Chính phủ sẽ trình Quốc hội cho ý kiến. Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở thực sự cần thiết, xuất phát từ một số lý do cơ bản như sau:
Thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng
Dự án Luật được ban hành nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng, củng cố, duy trì lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở; điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, chế độ, chính sách đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gắn với kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách nhà nước; tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn cơ sở; cụ thể hóa tại các văn bản như Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 05/9/2019 của Bộ Chính trị về chiến lược bảo vệ ANQG,…
Dự án luật được xây dựng trên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiện Nghị định 38/2006/NĐ-CP, ngày 17/4/2006 về Bảo vệ dân phố, 12 năm thi hành Pháp lệnh Công an xã năm 2008 và tổng kết thực tiễn hoạt động của lực lượng Dân phòng theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Với bản chất là sự điều chỉnh, kiện toàn lại các lực lượng, chức danh đã được thành lập, hoạt động từ ngay sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 và hiện nay lực lượng này vẫn đang hoạt động ở địa bàn cơ sở. Việc ban hành Luật nhằm kiện toàn các lực lượng đã có ở cơ sở thành một lực lượng chung, không phải thành lập một lực lượng mới.
Ngoài ra, nhiều nhiệm vụ của các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở hiện nay có tác động đến quyền con người, quyền công dân mà theo quy định của Hiến pháp năm 2013 phải được quy định trong văn bản luật. Vì vậy việc xây dựng Luật là để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, vừa đảm bảo bảo cơ sở pháp lý cho việc thực thi nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, vừa đảm bảo tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo đúng tinh thần của Hiến pháp.
Kịp thời tạo cơ sở pháp lý thống nhất
Thực hiện Nghị định số 42/2021/NĐ-CP, ngày 31/3/2021 của Chính phủ về quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy, đến nay các địa phương trên địa bàn cả nước đã hoàn thành việc bố trí Công an chính quy ở cấp xã, phường, thị trấn theo quy định. Chính vì vậy, việc ban hành Luật nhằm kịp thời tạo cơ sở pháp lý thống nhất quản lý đối với các chức danh Công an xã bán chuyên trách khi kết thúc nhiệm vụ; đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với Luật Công an nhân dân; sắp xếp, bố trí lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở theo hướng thống nhất, kiện toàn, tinh gọn góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác của lực lượng này.
Việc ban hành Luật còn nhằm để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về ANTT. Hiện nay, về tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ của các lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở được quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, với nhiều hình thức và do nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành. Trước tình hình ANTT đang diễn biến hết sức phức tạp, tiềm ẩn nhiều vấn đề như hiện nay, rất cần thiết ban hành Luật để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật./.

Quang Đại

Related

Chính trị 5784666613791326064

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Tìm kiếm

XEM NHIỀU

LONG AN

LONG AN

LƯU TRỮ

THỐNG KÊ

Lượt truy cập:
  • BÀI VIẾT:
  • BÌNH LUẬN:
  • ĐANG XEM:
  • Flag Counter

LIÊN HỆ

Tên

Email *

Thông báo *

FANPAGE

DỊCH

item