Kỳ họp Thứ 4 Quốc Hội Khóa XV chính thức khai mạc

Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc tại Hà Nội vào ngày 20/10/2022, dự kiến trong 21 ngày làm việc, Quốc hội sẽ xem xét, cho...

Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc tại Hà Nội vào ngày 20/10/2022, dự kiến trong 21 ngày làm việc, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến và quyết định nhiều nội dung quan trọng. Kỳ họp lần này diễn ra trong bối cảnh Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa thành công tốt đẹp, với những động lực thúc đẩy quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII trong bối cảnh mới. Từ đầu năm 2022 đến nay, Quốc hội đã tổ chức thành công Kỳ họp thứ 3 và Kỳ họp bất thường lần thứ nhất; đã phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, “từ sớm, từ xa” cho Kỳ họp thứ 4.
Dự kiến tại kỳ họp lần này Quốc hội sẽ xem xét thông qua 7 dự án Luật, 3 dự thảo Nghị quyết, gồm: Luật Dầu khí (sửa đổi); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi); Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá; Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Đồng thời, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến 7 dự án Luật, gồm: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự.
Về công tác giám sát và xem xét, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến, thông qua nhiều nội dung. Cụ thể là xem xét các báo cáo về: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách Nhà nước năm 2022; quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2023 (trong đó có quyết định kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách Nhà nước; xem xét Kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 3 năm 2023-2025; tình hình thực hiện kế hoạch tài chính năm 2022, dự kiến kế hoạch tài chính năm 2023 của các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách do Trung ương quản lý).
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV dự kiến chỉ diễn ra trong 21 ngày làm việc, ít hơn nhiều so với thời lượng thông thường của một kỳ họp cuối năm (khoảng 30 ngày). Điều này một mặt thể hiện tinh thần sắp xếp chương trình làm việc khoa học nhất, nhằm bảo đảm thời gian được sử dụng hiệu quả nhất, đồng thời cũng thể hiện một phương châm làm việc mới của Quốc hội: Làm hết việc chứ không câu nệ thời gian và khi cần thiết, có thể tổ chức thêm những kỳ họp ngắn bất thường./.
V.H

Related

Chính trị 865137551322106210

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Tìm kiếm

XEM NHIỀU

LONG AN

LONG AN

LƯU TRỮ

THỐNG KÊ

Lượt truy cập:
  • BÀI VIẾT:
  • BÌNH LUẬN:
  • ĐANG XEM:
  • Flag Counter

LIÊN HỆ

Tên

Email *

Thông báo *

FANPAGE

DỊCH

item