Cần cảnh giác với các “bác sỹ, lương y” tư vấn dùng sản phẩm chữa bệnh trên mạng xã hội

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế phát thông tin cho biết hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện một số clip có hình ảnh nhân vật tự xưng là nh...

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế phát thông tin cho biết hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện một số clip có hình ảnh nhân vật tự xưng là nhân viên y tế tại các bệnh viện lớn, lương y, tư vấn bệnh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe là thuốc chữa bệnh để bán sản phẩm. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm: "Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm. Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm". Chính vì vậy bất kỳ bác sỹ, lương y, nhân viên y tế nào tham gia quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe là vi phạm quy định của pháp luật hiện hành.

Khi phát hiện các trường hợp như trên, người tiêu dùng cần nêu cao tinh thần cảnh giác với các “bác sỹ, lương y” đó. Ngoài ra, cũng phải cảnh giác với các clip giới thiệu từng là các bệnh nhân, người dùng sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thể khỏi bệnh,…
Ngoài ra, Cục An toàn thực phẩm cũng đã cảnh báo người dân cần lưu ý các điểm sau đây trước khi mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe:
(1) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.
(2) Tra cứu thông tin liên quan đến công bố và quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/ và https://nghidinh15.vfa.gov.vn/ trước khi quyết định chọn mua sản phẩm;
(3) Đọc kỹ nhãn sản phẩm, trên nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe luôn ghi dòng chữ: "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"; xem rõ về thành phần, tác dụng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe;
(4) Chọn mua các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có ghi Tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và Nhà sản xuất sản phẩm rõ ràng;
(5) Mua sản phẩm phải có hóa đơn/đơn hàng của người bán để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hóa giữa hai bên.
Ngoài việc cảnh giác với các trường hợp giả danh các “bác sỹ, lương y” nói riêng, người dùng mạng xã hội cần phải nêu cao tinh thần cảnh giác trước các đối tượng mạo danh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, những người nổi tiếng để đưa, cung cấp những thông tin trái chiều, sai sự thật, thể hiện cái nhìn phiến diện, tiêu cực về một vấn đề nào đó trong đời sống xã hội. Từ đó, gây nhiễu thông tin, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình ANTT tại Việt Nam./.

Quang Đại (Tổng hợp)

Related

nổi bật 1 4285741794074347958

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Tìm kiếm

XEM NHIỀU

LONG AN

LONG AN

LƯU TRỮ

THỐNG KÊ

Lượt truy cập:
  • BÀI VIẾT:
  • BÌNH LUẬN:
  • ĐANG XEM:
  • Flag Counter

LIÊN HỆ

Tên

Email *

Thông báo *

FANPAGE

DỊCH

item