Cần nêu cao cảnh giác trước hành vi mở tài khoản ngân hàng “rác” sử dụng vào hoạt động vi phạm pháp luật
Thời gian qua, số lượng các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng ngày càng gia tăng với phương thức, thủ đoạn tinh vi, quy m...
https://datvanguoilongan.blogspot.com/2024/08/can-neu-cao-canh-giac-truoc-hanh-vi-mo.html
Thời gian qua, số lượng các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng ngày càng gia tăng với phương thức, thủ đoạn tinh vi, quy mô tổ chức xuyên biên giới (có dấu hiệu kết nối giữa các đối tượng trong và ngoài nước) gây ra thiệt hại lớn về tài sản, phạm vi hoạt động của đối tượng phạm tội xuất hiện tại nhiều địa phương trên toàn quốc, dẫn đến nguy cơ phức tạp về ANTT. Trong đó, đối tượng nhận tiền của các bị hại thông qua các tài khoản ngân hàng “rác” (tài khoản ngân hàng có được thông qua hoạt động mua, bán thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng).
Hiện nay, các đối tượng tiếp cận thu gom tài khoản ngân hàng bằng thủ đoạn dụ dỗ, lôi kéo trẻ vị thành niên từ 14 tuổi, đã được cấp CCCD, là học sinh thuộc các trường THCS, THPT để lôi kéo mở tài khoản ngân hàng, sử dụng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, với thủ đoạn: Đối tượng cung cấp cho học sinh máy điện thoại di động có sẵn sim điện thoại để ra ngân hàng làm thủ tục mở tài khoản, đăng ký dịch vụ Internet Banking, SMS Banking, sau đó yêu cầu học sinh chuyển lại điện thoại, mật khâu OTP ngân hàng gửi về số điện thoại đăng ký mở tài khoản và các thông tin tài khoản cho đối tượng. Sau khi hoàn thành, sẽ được nhận từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng/tài khoản (điển hình trên địa bàn huyện Thương Tín, TP. Hà Nội, các đối tượng đã thuê các em học sinh mở gần 50 tài khoản ngân hàng).
Bên cạnh đó, để đối phó với việc: Ngân hành Nhà nước Việt Nam triển khai giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, yêu cầu một giao dịch chuyển tiền ngân hàng trong nước, nộp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị giao dịch chuyển tiền, thanh toán trong ngày vượt quá 20 triệu đồng phải được xác thực bằng sinh trắc học. Các đối tượng yêu cầu học sinh phải cung cấp thêm dữ liệu khuôn mặt bằng cách chụp ảnh đầy đủ chân dung, khuôn mặt (gồm mặt nhìn thắng, mặt nghiêng sang trái, mặt nghiên sang phải,...) phục vụ cho ứng dụng EKYC nhận diện khuôn mặt vào đăng ký thông tin tài khoản ngân hàng để thực hiện hoạt động vi phạm pháp luật, chuyển tiền lòng vòng qua các tài khoản ngân hàng, nhằm che giấu dòng tiền bất hợp pháp, tiền do hoạt động phạm tội mà có, gây khó khăn cho lực lượng Công an trong việc truy vết tội phạm và ngăn chặn dòng tiền thiệt hại do hoạt động phạm tội gây ra.
Với nhận thức chưa đầy đủ về pháp luật của trẻ vị thành niên, học sinh, nếu không được giáo dục, tuyên truyền, cảnh báo sớm rất dễ bị các đối tượng lợi dụng, lôi kéo tham gia vào việc mua, bán thông tin tài khoản ngân hàng, tiếp tay cho đối tượng hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Trước thực trạng trên, các em học sinh, sinh viên cần tự trang bị kiến thức cho bản thân tránh để các đối tượng xấu lợi dụng; người dân, nhất là phụ huynh học sinh, cùng với nhà trường cần tuyên truyền, giáo dục con em nêu cao nhận thức, năm bắt được thủ đoạn tội phạm lợi dụng học sinh, sinh viên mua bán dữ liệu
cá nhân để mở tài khoản ngân hàng “rác” sử dụng vào hoạt động vi phạm pháp luật. Qua đó, giúp cho các em nâng cao nhận thức, sự hiểu biết, ý thức cảnh giá đối với phương thức, thủ đoạn này; không tham gia, tiếp tay cho các đối tượng phạm tội. Trường hợp phát hiện, phải nhanh chóng thông báo đến cơ quan Công an và các lực lượng chức năng để phối hợp xử lý, ngăn chặn kịp thời.
Quang
Đại