Không để trẻ em bị xâm hại

Kỷ niệm Ngày Quốc tế Thiếu nhi (1-6), cả nước ta, trong đó có tỉnh Long An có nhiều hoạt động thiết thực của các tổ chức, đoàn thể, gia đình...


Kỷ niệm Ngày Quốc tế Thiếu nhi (1-6), cả nước ta, trong đó có tỉnh Long An có nhiều hoạt động thiết thực của các tổ chức, đoàn thể, gia đình và toàn xã hội dành cho các trẻ em. Là thế hệ “măng non”, “chủ nhân tương lai” của đất nước, trẻ em luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, bảo vệ, chăm sóc ngày càng tốt hơn. Đó là ban hành Luật Trẻ em năm 2016 thay thế Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến trẻ em; Chính phủ thực hiện nhiều chương trình quốc gia về bảo vệ, chăm sóc trẻ em,…


Nhưng trong thời gian qua, đã và đang xảy ra nhiều vụ việc đau lòng trẻ em bị dâm ô, xâm hại, bạo hành,… mà đối tượng lại là những người có học thức, có địa vị trong xã hội, thậm chí người xâm hại các em lại chính là những người thân, cha mẹ trong gia đình,…đã gây bức xúc, sự phẫn nộ trong dư luận. Theo báo cáo của Bộ Công An, tình trạng bạo hành, xâm hại trẻ em ở nước ta hiện đang diễn biến phức tạp, trong đó xâm hại tình dục chiếm 84%, các tội phạm không chỉ là người Việt mà còn có cả người nước ngoài. Báo cáo của Bộ Công An nêu rõ: chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm 2018, đã có 572 vụ xâm hại tình dục trẻ em…đây là những con số đếm được nhưng có ai chắc rằng không còn những vụ việc chưa bị phát hiện?
Lý giải nguyên nhân dẫn tới những vụ việc liên quan xâm hại tình dục, thân thể trẻ em, các chuyên gia tâm lý nhìn nhận, trước  hết do tính phức tạp trong xã hội hiện đại khiến những tôn ti, trật tự xã hội có phần bị đảo lộn, khó quản lý, nhất là văn hóa phẩm độc hại trên không gian mạng đang đầu độc trực tiếp và nguy hiểm cho nhiều đối tượng, tầng lớp, trong đó có trẻ em…là đối tượng rất dễ bị ảnh hưởng.
Vì vậy đã đến lúc các cấp, các ngành, các cơ quan bảo vệ pháp luật và toàn xã hội cần phải hành động quyết liệt hơn nữa để ngăn chặn tình trạng bạo hành, xâm hại trẻ em, hạn chế thấp nhất và xóa bỏ vấn nạn này. Để làm được việc này, trước hết cần xác định được đối tượng để tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, ưu tiên thực hiện cho trẻ em, học sinh, giáo viên ở các trường học, nhất là các trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, không được tiếp cận nhiều với thông tin, pháp luật về bảo vệ trẻ em. Và công tác tuyên truyền, hướng dẫn các em phòng, chống loại tội phạm này cần được đặt ra như một nhiệm vụ cấp thiết và được triển khai rộng khắp, từ nhà trường, các đoàn thể và nhất là trong từng gia đình. Nội dung tuyên truyền phải phù hợp, gần gũi, thiết thực với cuộc sống hằng ngày của cha, mẹ, giáo viên, học sinh, người có trách nhiệm trong việc chăm sóc trẻ. Trong đó, phải chú trọng dạy trẻ kỹ năng nhận biết các hành vi xâm hại và kỹ năng tự biết bảo vệ mình…Đặc biệt, điều mà mỗi đứa trẻ cần nhất chính là sự bảo vệ từ gia đình. Bằng các phương thức khác nhau, cha, mẹ góp phần quan trọng trang bị cho các em hành trang của cuộc sống đời thường thông qua các cuộc trò chuyện, tìm hiểu, khuyên bảo, nhắc nhở thường xuyên tạo cho trẻ có kiến thức, kỹ năng phòng, chống hành vi xâm hại. Từ đó trẻ thấu hiểu, biết tự bảo vệ chính mình và biết tự lên tiếng nhằm thoát khỏi vấn nạn đang nhức nhói này.
Trọng Nhân

Related

Cuộc sống 5431092420179103343

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Tìm kiếm

XEM NHIỀU

LONG AN

LONG AN

LƯU TRỮ

THỐNG KÊ

Lượt truy cập:
  • BÀI VIẾT:
  • BÌNH LUẬN:
  • ĐANG XEM:
  • Flag Counter

LIÊN HỆ

Tên

Email *

Thông báo *

FANPAGE

DỊCH

item