Ngày 30/4 với đám chống cộng cực đoan hải ngoại

Ngày 30/04/2019 là dịp kỷ niệm 44 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhân dịp này, các tổ chức, cá nhân chống đối đã đồng loạt tu...


Ngày 30/04/2019 là dịp kỷ niệm 44 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhân dịp này, các tổ chức, cá nhân chống đối đã đồng loạt tuyên truyền theo hướng phủ nhận ý nghĩa giải phóng dân tộc của cuộc chiến, đồng thời ca ngợi chế độ Việt Nam Cộng hòa cũ là bên có “chính nghĩa” hơn.
                                   Xe tăng quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập
Như mọi năm, dư luận phi chính thống trong dịp này chia thành hai cánh, là cánh ca tụng Việt Nam Cộng hòa và cánh kêu gọi “hòa giải dân tộc”. Năm nay, cánh ca tụng Việt Nam Cộng hòa chiếm ưu thế áp đảo, trong khi cánh còn lại chủ yếu tụ quanh nhóm Nguyễn Gia Kiểng và nhóm Trương Huy San. Cả hai cánh không đưa ra thông điệp tuyên truyền nào mới, chủ yếu chỉ nhắc lại các thông điệp mà họ dùng hằng năm.
Nếu xét riêng trên các đài nước ngoài phát sóng bằng tiếng Việt, có thể thấy các bài tuyên truyền năm nay tập trung ca ngợi chế độ Việt Nam Cộng hòa cũ là bên thịnh vượng hơn, có “chính nghĩa” hơn, qua đó phủ nhận ý nghĩa giải phóng dân tộc của cuộc chiến. Để đưa ra thông điệp này, họ chủ yếu dùng 2 lập luận.
Thứ nhất, họ so sánh điều kiện sống thời Việt Nam Cộng hòa với điều kiện sống của cả nước sau thống nhất, để khẳng định rằng chế độ này ưu việt hơn. Có 5 thành tựu của chế độ VNCH được họ đem ra so sánh. Một, là “nền dân chủ đa đảng”, “pháp quyền”, “có khuynh hướng kỹ trị”. Hai, là “xã hội dân sự” phát triển, với việc dân chúng được tự do thành lập các hiệp hội và công đoàn độc lập, tự do ra báo, tự do biểu tình…Ba, là mô hình kinh tế thị trường, kèm theo các con số về mức tăng trưởng kinh tế, mức sản lượng hằng năm, và ảnh chụp đường phố có nhiều xe hơi… Bốn, là chất lượng giáo dục. Năm, là những thành tựu văn hóa như văn chương, âm nhạc, thời trang.
Để thực hiện phép so sánh giữa hai miền Nam – Bắc, BBC viết bài có tựa đề “Sau năm 1975, cả nước Việt Nam đói nặng”, nhằm tạo ấn tượng rằng miền Bắc thắng lợi trong chiến tranh, nhưng đã thua trong việc quản trị đất nước vào thời bình.
Thứ hai, họ viện một số lý do để biện hộ cho thất bại của chế độ VNCH trong chiến tranh. Chẳng hạn, có bài nói miền Bắc thắng là do được Trung Quốc và Liên Xô hỗ trợ, còn miền Nam thua là do “bị đồng minh Mỹ bỏ rơi”; có bài nói miền Bắc thắng do “toàn trị”, “tuyên truyền dối trá”…
Ngoài hướng tuyên truyền chính vừa nêu, giới chống đối cũng khai thác các mâu thuẫn giữa các “thương bệnh binh VNCH” với chế độ, thông qua việc nhắc lại chuyện “thuyền nhân”, chuyện các trại cải tạo, hoặc đưa tin về vụ Nguyễn Văn Diệu Linh kêu “bị đánh”.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi nghĩ các fan cuồng của chế độ VNCH nên sống thực tế hơn. Nếu VNCH có “nền dân chủ đa đảng” và “pháp quyền”, thì tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã không lên ngôi bằng cách ám sát tổng thống Ngô Đình Diệm. Nếu VNCH có quyền tự do tôn giáo, tự do lập hội, thì đã không có chính sách thiên vị người Công giáo và chiến dịch đàn áp Phật giáo, khiến ông Thích Quảng Đức tự thiêu. Về quyền tự do báo chí, chỉ trong 1 năm rưỡi tính từ đầu năm 1970, VNCH đã tiến hành 660 vụ tịch thu đối với nhật báo và 295 vụ đối với báo định kỳ. Riêng tháng 06/1971 có đến 75 vụ và không ngày nào là không có tịch thu báo.
Vậy vì sao kinh tế VNCH phát triển? Wikipedia đã trích lời Đặng Phong và William J. Lederer, để chỉ ra một góc khuất của vấn đề này, như sau:
Chế độ VNCH giàu, đó là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, họ không giàu nhờ sản xuất và sáng tạo, mà giàu nhờ làm lính đánh thuê cho Mỹ - một việc vừa không lấy gì làm cao đẹp, vừa góp phần gây ra thảm kịch của nhiều gia đình Việt Nam trong chiến tranh. Chất lượng của nền giáo dục VNCH là điều không thể phủ nhận, nhưng ta cần lưu ý rằng đó là di sản của nền giáo dục Pháp, chứ không phải của chế độ VNCH. Tương tự, cần lưu ý rằng di sản âm nhạc của VNCH không nằm ở những bài hát ca ngợi chế độ, mà đến từ những nhạc sĩ như Phạm Duy hay Trịnh Công Sơn, vốn có tư tưởng phản chiến.
Có ít nhất 3 lý do khiến nhiều nhóm “dân chửi” trong nước lưu luyến chế độ VNCH. Thứ nhất, họ ngày càng lệ thuộc vào tiền tài trợ của các nhóm cờ vàng hải ngoại. Thứ hai, tương lai của họ tối đen, khiến họ có khuynh hướng dựa dẫm vào hào quang trong quá khứ. Thứ ba, những bức ảnh ca ngợi sự giàu có của chế độ cũ không phải không có sức thuyết phục với nhiều bạn trẻ thiếu hiểu biết, lười tìm hiểu ở Việt Nam.
Tuy nhiên, khi chọn một chế độ lệ thuộc, tham nhũng, phản dân chủ và thua cuộc làm thần tượng, họ không tránh khỏi lặp lại thất bại của tiền nhân, do không rút ra được bài học, cũng không nhìn thấy những điều mới.

Related

Chính trị 6234610272565941785

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Tìm kiếm

XEM NHIỀU

LONG AN

LONG AN

LƯU TRỮ

THỐNG KÊ

Lượt truy cập:
  • BÀI VIẾT:
  • BÌNH LUẬN:
  • ĐANG XEM:
  • Flag Counter

LIÊN HỆ

Tên

Email *

Thông báo *

FANPAGE

DỊCH

item