Cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của tội phạm công nghệ cao

Các cơ quan chức năng vừa phát đi cảnh báo tới người dân về tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đó,...

Các cơ quan chức năng vừa phát đi cảnh báo tới người dân về tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đó, thông qua nhiều vụ án đã và đang điều tra của cơ quan chức năng cho thấy, các đối tượng tội phạm công nghệ cao thường sử dụng một số thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyệt và đã có nhiều người dân vì nhẹ dạ, mất cảnh giác nên bị sập bẫy kẻ xấu dẫn đến thiệt hại lớn về tài sản, tiền bạc. Các phương thức, thủ đoạn mà chúng thường sử dụng sau:
Thứ nhất, gọi điện thoại giả danh là cán bộ của các cơ quan công quyền: Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, nhân viên ngân hàng, nhân viên bưu điện... thông báo có bưu kiện chờ nhận hoặc lệnh triệu tập của Tòa án vì liên quan đến vụ án nào đó. Mục đích để người bị hại tin tưởng, các đối tượng sử dụng phần mềm, ứng dụng tổng đài ảo qua mạng Internet có thể hiển thị số gọi đến là số điện thoại của cơ quan Công an. Sau đó, các đối tượng vừa dùng những lời lẽ đe dọa về việc người bị hại sẽ bị bắt tạm giam để điều tra, vừa nói sẽ xem xét tạo điều kiện nếu như người bị hại thành khẩn hợp tác, chuyển tiền vào tài khoản của “cơ quan công an” để xác minh nguồn tiền, phục vụ điều tra khiến người bị hại sợ bị bắt tạm giam, mất danh dự, uy tín nên phải chuyển tiền theo yêu cầu của các đối tượng. Sau khi bị hại chuyển tiền chúng liền chiếm đoạt và cắt liên lạc.
Thứ hai, sử dụng chiêu “bẫy tình”. Thông qua mạng xã hội, đối tượng tìm hiểu, làm quen với người bị hại, tập trung vào nhóm người phụ nữ độc thân, các phụ nữ thiếu thốn tình cảm. Các đối tượng tự nhận là doanh nhân, người có điều kiện kinh tế, quân nhân, sinh sống tại nước ngoài... Sau khi làm quen, các đối tượng thông báo gửi các món quà giá trị như máy tính, điện thoại, túi xách, nữ trang đắt tiền từ nước ngoài cho người bị hại. Sau đó, chúng giả mạo nhân viên hãng vận chuyển, hải quan, yêu cầu người bị hại chuyển tiền để nộp phí nhận hàng. Nếu nạn nhân mất cảnh giác chuyển tiền phí nhận hàng thì sẽ sập bẫy của kẻ lừa đảo.
Phương thức lừa đảo khác là chiếm đoạt tài khoản của người dùng mạng xã hội (chủ yếu là tài khoản facebook) sau đó mạo danh chủ tài khoản đó nhắn tin cho bạn bè, người quen để mượn tiền, yêu cầu chuyển tiền. Các nạn nhân vì thấy tài khoản là người thân quen nên đã tin tưởng, chuyển tiền cho kẻ xấu và bị chiếm đoạt.
Ngoài ra, đối tượng xấu còn sử dụng các đầu số nước ngoài như từ Modova (+373), Tunisia (+216), Equatorial Guinea (+240) hay Burkina Faso (+226) để nháy máy với thời lượng vài giây rồi tắt máy. Nếu người dân gọi lại cho các số điện thoại lạ và khi cuộc gọi được kết nối thành công, người nghe chỉ nghe thấy những âm thanh được cài đặt sẵn, sau đó tài khoản của họ sẽ lập tức bị trừ những khoản tiền rất lớn. Với các hình thức lừa đảo như trên, thời gian qua các cơ quan chức năng đã thường xuyên khuyến cáo người dân trước các thủ đoạn của loại tội phạm này trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng như:
1. Cảnh giác với các cuộc điện thoại thông báo nợ cước điện thoại, có bưu phẩm chờ nhận. Đó có thể là phương thức thủ đoạn lừa đảo của băng nhóm lừa đảo quốc tế, hoạt động xuyên quốc gia, do người nước ngoài cầm đầu, điều hành, chỉ đạo từ nước ngoài.
2. Tuyệt đối không cung cấp số điện thoại cá nhân, thông tin về nhân thân, lai lịch cá nhân cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khi chưa biết họ là ai và sử dụng vào mục đích gì.
3. Tuyệt đối không được mua bán, cho mượn giấy chứng minh nhân dân, tài khoản cá nhân, các loại thẻ tín dụng do ngân hàng cấp, phát hoặc chuyển, nộp tiền vào bất kỳ tài khoản cá nhân, tổ chức nào khi chưa biết rõ họ là ai. Không chuyển tiền, thẻ cào để nhận “quà từ nước ngoài”, “trúng thưởng”.
4. Cảnh giác với các cuộc gọi, tin nhắn từ các đầu số lạ quốc tế gọi hoặc nháy máy, nhắn tin vào số điện thoại của mình, đặc biệt vào các thời điểm buổi tối hoặc trong thời gian nửa đêm về sáng khi khách hàng còn ngái ngủ hoặc tưởng người thân gọi về Việt Nam có chuyện cần gấp.
5. Nếu nghi vấn hoặc phát hiện cá nhân, tổ chức nào tham gia hoạt động lừa đảo, yêu cầu người dân phải báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để ngăn chặn hoặc truy bắt kịp thời.
KT

Related

Cuộc sống 706934596063952672

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Tìm kiếm

XEM NHIỀU

LONG AN

LONG AN

LƯU TRỮ

THỐNG KÊ

Lượt truy cập:
  • BÀI VIẾT:
  • BÌNH LUẬN:
  • ĐANG XEM:
  • Flag Counter

LIÊN HỆ

Tên

Email *

Thông báo *

FANPAGE

DỊCH

item