Hành vi đăng tải, chia sẽ thông tin cá nhân người mắc, nghi mắc covid-19 có vi phạm pháp luật?

Nếu không may bị nhiễm virus SARS-CoV-2, hầu hết bệnh nhân đều phải  gánh chịu những tổn hại về mặt sức khỏe, thể chất và tinh thần. Thế như...

Nếu không may bị nhiễm virus SARS-CoV-2, hầu hết bệnh nhân đều phải gánh chịu những tổn hại về mặt sức khỏe, thể chất và tinh thần. Thế nhưng điều mà làm họ suy sụp nhiều nhất có lẽ là sự soi mói quá nhiều từ cộng đồng đến cuộc sống riêng tư. Thậm chí lịch trình di chuyển của họ còn bị suy diễn thành nhiều câu chuyện được rất nhiều hội nhóm bàn tán, khiến cuộc sống của bệnh nhân và những người liên quan bị đảo lộn, tinh thần không yên ổn, suy sụp.
Thực tế cho thấy, mặc dù cơ quan chức năng chưa công bố danh tính của những ca nhiễm mới, nhưng thông tin về tên tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, lịch trình tiếp xúc, mối quan hệ gia đình, xã hội, hình ảnh của bệnh nhân và người liên quan đã xuất hiện và lan truyền với mức độ chóng mặt trên các hội nhóm và trang mạng xã hội. Dĩ nhiên, những thông tin này sẽ được khai thác triệt triệt để và trong số đó sẽ có không ít những thông tin giả giật gân nhằm mục đích câu like, câu view gây bất an dư luận, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
Người nhiễm Covid-19 là nạn nhân, chính bản thân họ không mong muốn điều này xảy ra nên họ cần sự động viên, chia sẽ, giúp đỡ từ cộng đồng. Mọi người nên nhớ rằng, nếu các bệnh nhân này vi phạm các quy định trong công tác phòng, chống dịch thì cơ quan chức năng sẽ có thẩm quyền xử lý. Bạn có chắc chắn rằng những thông tin mình chia sẽ là chính xác, góp phần phòng, chống dịch trong khi những thông tin này chưa được cơ quan có thẩm quyền công bố, kết luận, hay chính những thông tin mà bạn like, chia sẽ trong các hội nhóm, trên mạng xã hội khiến uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân bị xâm phạm, thậm chí gia đình họ tan nát, còn bản thân mình rơi vào cảnh lao ý, tù tội. Chính những việc làm này của bạn sẽ khiến cho bệnh nhân, các ca nghi nhiễm, F1, F2… có tâm lý mặc cảm, xem mình “tội đồ” của xã hội, “nạn nhân” của truyền thông dẫn đến việc e ngại, thiếu hợp tác trong việc cung cấp thông tin phục vụ công tác truy vết, kiểm soát của cơ quan chức năng. Ở góc độ khác, việc bệnh nhân khai báo thông tin cá nhân, lịch trình duy chuyển, tiếp xúc phục vụ công tác truy vết không đồng nghĩa với việc cá nhân, tổ chức có quyền cung cấp tất cả các thông tin cá nhân, hay phương tiện truyền thông khi chưa được phép.
Pháp luật Việt Nam Quy định rất rõ về việc tôn trọng, bảo vệ đời tư của cá nhân, không ai được cung cấp thông tin cá nhân khi chưa được sự đồng ý của cá nhân người đó. Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”; Điều 8 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định “Bệnh nhân có quyền được giữ bí mật thông tin tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án”; Điều 33 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm quy định: “Thầy thuốc và nhân viên y tế có trách nhiệm giữ bí mật thông tin liên quan đến người bệnh”; Điểm e, khoản 3, Điều 102 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử quy định “Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật”. Cụ thể là đăng tải thông tin báo cáo nhanh về các trường hợp phải cách ly với đầy đủ họ tên, địa chỉ liên hệ và lịch trình di chuyển của người cách ly. Các trường hợp vi phạm đều bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 10-20 triệu đồng, buộc người vi phạm hủy bỏ thông tin đăng tải, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định. Mặt khác đối với những tổ chức, cá nhân nào có hành vi sử dụng trái phép thông tin cá nhân và loan truyền những thông tin sai sự thật đối với người nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh hoặc những người liên quan đến bệnh Covid-19 nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống theo quy định tại Điều 156 Bộ Luật hình sự, với khung hình phạt cao nhất từ 3-7 năm tù.
Như vậy, không có vấn đề gì để bàn cãi việc cố ý hay vô tình đăng tải, chia sẽ thông tin cá nhân người mắc, nghi mắc Covid-19 là không vi phạm pháp luật. Các hành vi này vi phạm nghiêm trọng quyền riêng tư, tùy theo mức độ có thể xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Mọi người cần bình tĩnh khi tiếp nhận thông tin, nên theo dõi các thông tin chính thống về dịch bệnh Covid-19, thực hiện nghiêm túc khẩu hiệu “5K” để chung tay cùng cộng đồng vượt qua đại dịch.
Blue Start tổng hợp

Related

Góc rận 264566681295145097

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Tìm kiếm

XEM NHIỀU

LONG AN

LONG AN

LƯU TRỮ

THỐNG KÊ

Lượt truy cập:
  • BÀI VIẾT:
  • BÌNH LUẬN:
  • ĐANG XEM:
  • Flag Counter

LIÊN HỆ

Tên

Email *

Thông báo *

FANPAGE

DỊCH

item