Lừa đảo qua mạng: chuyện chưa bao giờ cũ!!!!!!!!!!

Trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay. Đời sống kinh tế người dân ngày càng trở nên khó khăn. Do dịch bện...

Trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay. Đời sống kinh tế người dân ngày càng trở nên khó khăn. Do dịch bệnh nhiều công ty phải dừng hoạt động, người lao động cách li, giãn cách xã hội. Lợi dụng điều này một số đối tượng đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Một trong những tội phạm xảy ra phổ biến trong xã hội, chủ yếu xuất phát và ẩn giấu từ trong các giao dịch dân sự do đó thường khó phát hiện và ngăn ngừa. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản giờ đây không chỉ thông qua các hành vi vay, mượn tiền, tài sản đơn thuần mà đã biến tướng dưới nhiều dạng hành vi khác phức tạp và tinh vi hơn, đặc biệt là thông qua mạng xã hội.
Ở Việt Nam hiện nay rất nhiều mạng xã hội đang được sử dụng công khai với số lượng người sử dụng đông đảo như Facebook, Zalo, Instagram,… đó là điều kiện cho các đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Việc đăng ký và tạo lập các tài khoản một cách dễ dàng dẫn đến tình trạng rất nhiều tài khoản giả mạo, tài khoản ảo tồn tại tràn lan trên mạng xã hội, rất khó để kiểm soát và phân biệt được với các tài khoản thật. Bằng các chiêu trò như ứng dụng lừa đảo, đường link clip, hình ảnh nóng,… các đối tượng dễ dàng đánh cắp thông tin và chiếm quyền sử dụng (hack) tài khoản của người khác. Thông qua những tài khoản giả mạo và tài khoản thật bị chiếm quyền sử dụng, các đối tượng dễ dàng lấy được lòng tin của nhiều người, sau đó hỏi mượn, vay tài sản với mục đích chiếm đoạt, phổ biến nhất là hỏi vay tiền và nhờ nạp tiền điện thoại. Như trường hợp của bà T (SN 1971, giáo viên tại huyện Tân Thạnh) đã bị người khác chiếm quyền sử dụng tài khoản facebook rồi gửi tin nhắn đến bạn bè người quen của bà T để mượn tiền trong đó có 01 nạn nhân chuyển vào tài khoản của đối tượng 2.000.000 đ. Hay trường hợp các đối tượng tạo tài khoản zalo giả mạo tự xưng là cán bộ Công an tỉnh Long An rồi đặt tiệc tại các nhà hàng, dịch vụ ăn uống đồng thời nhờ mua hộ thẻ cào điện thoại, khi nạn nhân gửi mã thẻ cào thì đối tượng chiếm đoạt và cắt liên lạc. Tinh vi hơn nữa, các đối tượng tạo thành một nhóm cùng đưa ra những thông tin giả một cách ăn khớp với nhau, làm cho nạn nhân không thể biết được thông tin nào là thật, thông tin nào là giả. Thực tế cho thấy, mặc dù dạng hành vi này không còn quá mới, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người trở thành nạn nhân.
Những vụ việc về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến mạng xã hội, trong đó chủ yếu là hình thức hứa tặng quà, tiền ngoại tệ gửi từ nước ngoài về để yêu cầu chuyển tiền. Điển hình là vào đầu tháng 01/2021, bà T,SN 1979, ngụ tại Thị trấn Thủ Thừa, tỉnh Long An; bà H, SN 1969, ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Long An có làm quen kết bạn với 02 tài khoản facebook tự xưng là người nước ngoài, sau đó các đối tượng này ngỏ ý muốn về Viêt Nam sinh sống và thông báo sẽ gửi trước một số thùng tiền, hàng về Việt Nam nhờ bà H và bà T giữ hộ. Ngay sau đó, có một số đối tượng tự xưng là nhân viên công ty giao hàng, hải quan thông báo phải chuyển tiền phí giao hàng , tiền phạt, tiền bảo hiểm. Vì thiếu cảnh giác, tin lời các đối tượng nên bà H và bà T chuyển tổng cộng là 1,3 tỷ đồng và bị các đối tượng chiếm đoạt.
Nhìn chung, dạng thủ đoạn này do 2 nhóm cấu kết với nhau cùng thực hiện. Nhóm thứ nhất là các đối tượng người nước ngoài, nhóm này có trách nhiệm tạo lập các tài khoản ảo, gắn mác là người giàu có, thành đạt và muốn làm quen, gửi tiền, quà tặng giúp đỡ những người Việt Nam đang gặp khó khăn. Sau khi khai thác được thông tin, nhóm này sẽ gửi cho nhóm thứ hai là các đối tượng người Việt Nam. Nhóm này đóng giả là nhân viên của đơn vị vận chuyển, sử dụng sim rác gọi xác nhận đã nhận được quà, hàng hóa, yêu cầu bị hại nộp các loại phí và chiếm đoạt.
Hậu quả từ thủ đoạn trên rất khó khắc phục. Sau khi nạn nhân chuyển tiền vào các tài khoản theo yêu cầu, số tiền này ngay lập tức được chuyển đi nhiều tài khoản khác. Xác minh về chủ các tài khoản tiền chuyển đến, những người này được một hoặc một số đối tượng không rõ lai lịch nhờ mở tài khoản và trả tiền công, sau đó các đối tượng sẽ sử dụng những tài khoản này. Sau khi tiền chuyển vào, các đối tượng có thể tẩu tán bằng nhiều hình thức khác nhau như chuyển đến tài khoản nước ngoài, chuyển đổi sang các dạng tài sản khác hoặc mua tiền ảo, vật phẩm ảo trong game làm dòng tiền biến mất. Vì khó xác định được dòng tiền đi đâu, không xác định được các đối tượng này là ai nên Cơ quan điều tra chưa thể xử lý.
Một hình thức khác là lừa đảo thông qua sàn giao dịch tiền ảo. Thời gian qua, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động đầu tư, kinh doanh, các sàn giao dịch tiền ảo có dấu hiệu hoạt động mạnh mẽ trở lại, tăng lên cả về số lượng người dùng và số lượng sàn giao dịch. Về phương thức hoạt động, khi đầu tư người dân phải sử dụng tiền thật để mua đồng tiền ảo, sau đó nạp tiền ảo này vào tài khoản của công ty sở hữu sàn giao dịch để mua tiền ảo nội bộ với các tên gọi khác nhau như “gem”, “xu”, “kim cương”, “thiên kim”,… Sau khi số lượng tiền ảo nạp vào đủ lớn, đối tượng đứng sau các sàn giao dịch sẽ đánh sập sàn hoặc đưa giá trị tiền ảo nội bộ (gem, xu, kim cương,…) tụt dốc và chiếm đoạt toàn bộ số tiền mà khách hàng đã bỏ ra để mua tiền ảo nội bộ. Mặc dù đã xảy ra nhiều vụ việc lừa đảo liên quan đến sàn giao dịch tiền ảo, tuy nhiên hiện nay pháp luật Việt Nam không công nhận tiền ảo là phương thức thanh toán, là tài sản hay một loại hàng hóa, dịch vụ, vì vậy Cơ quan chức năng không có căn cứ để bảo vệ nạn nhân.
Có thể thấy, đặc điểm chung của những dạng thủ đoạn này cũng giống với các dạng lừa đảo khác đó là đánh vào lòng tham của các nạn nhân, như việc không cần mất phí vẫn nhận được phần quà giá trị lớn, đưa ra mức lãi suất đầu tư siêu lợi nhuận. Tuy nhiên, các dạng thủ đoạn này nguy hiểm và dễ dẫn dụ hơn rất nhiều vì thực hiện có hệ thống, có sự bàn bạc và câu kết thực hiện một cách bài bản, một số sàn giao dịch tiền ảo đã phát triển thành các ứng dụng (app) có thể đăng ký, nạp tiền, sử dụng dễ dàng ngay trên 1 chiếc điện thoại thông minh, khả năng tiếp cận dễ dàng với các ứng dụng này giúp cho các đối tượng có một số lượng “con mồi” đông đảo. Tính cá nhân trong việc sử dụng các ứng dụng khiến cho hành vi lừa đảo khó bị phát hiện hơn, người dùng khi bị thua lỗ thường không dám nói ra ngoài, có tâm lý cố gắng “hồi vốn” và ngày càng mất nhiều tiền cho các ứng dụng lừa đảo.
Hãy tự bảo vệ chính mình! Nâng cao cảnh giác, tăng cường bảo mật thông tin cá nhân như số điện thoại, chứng minh nhân dân, cẩn trọng khi giao dịch điện tử. Nên thận trọng với hình thức mời mua hàng, thông báo thông tin qua điện thoại, tin nhắn, đặc biệt là từ số điện thoại di động với thông tin doanh nghiệp mập mờ, không chính xác. Khi nghe tư vấn, chúng ta nên tỉnh táo, tránh tình trạng bị cuốn vào thông tin quảng cáo hoặc thông tin trúng thưởng, dễ mất cảnh giác với thủ đoạn của đối tượng. Trong mọi tình huống, chúng ta cần kiểm tra lại thông tin do đối tượng cung cấp để đảm bảo tính chính xác, đặc biệt lưu ý không thực hiện theo các hướng dẫn kiểm tra của đối tượng (ví dụ, đối tượng hướng dẫn người tiêu dùng gọi điện tới số điện thoại khác để kiểm tra…).
D.K

Related

nổi bật 2 4008587994715300456

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Tìm kiếm

XEM NHIỀU

LONG AN

LONG AN

LƯU TRỮ

THỐNG KÊ

Lượt truy cập:
  • BÀI VIẾT:
  • BÌNH LUẬN:
  • ĐANG XEM:
  • Flag Counter

LIÊN HỆ

Tên

Email *

Thông báo *

FANPAGE

DỊCH

item