SẮP XẾP, TINH GỌN BỘ MÁY HÀNH CHÍNH - YÊU CẦU TẤT YẾU NHẰM ĐÁP ỨNG CHO SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI

Thời gian qua khi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta tích cực tiến hành công cuộc sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước, hệ thống chính trị nhằm đá...

Thời gian qua khi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta tích cực tiến hành công cuộc sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước, hệ thống chính trị nhằm đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn lịch sử mới thì có những luận điệu, thông tin sai trái, không chính thống được lan truyền dưới danh nghĩa “trao đổi”, “phỏng vấn” hay lan truyền “các thông tin nội bộ” trên không gian mạng ( đặc biệt là các trang mạng xã hội như tiktok, facebook,…) rằng đó là nhằm mục đích “củng cố quyền lực”, “thanh trừng nội bộ”,… Tuy nhiên, đó như những tiếng nói lạc nhịp giữa những đúng đắn, lẽ phải của Đảng, Nhà nước ta trong việc quyết tâm hoàn thiện mình để xứng đáng với vai trò lãnh đạo nhân dân ta tiến vào giai đoạn phát triển thịnh vượng, giàu mạnh. 

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, bộ máy tổ chức nhà nước của nước Việt Nam mới từng bước hình thành để thực hiện vai trò tổ chức và quản lý xã hội thay thế cho bộ máy của thực dân, phong kiến. Đó là bộ máy thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong mọi mặt của đời sống, xã hội và là bộ máy chuyên chính của giai cấp công nhân, nhân dân lao động nhằm đập tan những tàn tích của chế độ cũ, xây dựng xã hội mới. Tuy nhiên, ngay sau khi ra đời, chính quyền cách mạng còn non trẻ thì thực dân Pháp đã không từ bỏ dã tâm xâm lược trở lại đất nước ta và sau đó là sự can thiệp, từng bước thay chân Pháp của đế quốc Mỹ. Chính vì vậy, trong suốt thời kỳ từ 1945 - 1975, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải đồng thời thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc và nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc, thực hiện hòa bình, thống nhất nước nhà và bước đầu xây dựng mọi mặt của chế độ mới. Sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975), đất nước ta tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách trong hàn gắn lại vết thương chiến tranh, chống lại âm mưu bao vây, cô lập từ bên ngoài. Điều đó làm cho bộ máy Nhà nước trong thời kỳ này chưa thật sự hoàn chỉnh để thực hiện các chức năng quản lý xã hội như hiện nay. Bước vào thời kỳ đổi mới - từ 1986 đến nay, để đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển đất nước về mọi mặt, bộ máy nhà nước ta từng bước được xây dựng, củng cố và hoàn thiện. Đặc biệt, tại Hội nghị bất thường Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 56-NQ/TW, ngày 25/11/2024, Đảng đã xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và cơ bản thống nhất nội dung gợi ý, định hướng của Bộ Chính trị để các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương nghiên cứu, đề xuất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn. Trên cơ sở đó, các Kết luận số 121-KL/TW, ngày 24/01/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Kết luận số 126-KL/TW, ngày 14/02/2025, Kết luận số 127-KL/TW, ngày 28/02/2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã triển khai nhanh chóng, đồng bộ việc tinh gọn, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị.
Việc sắp xếp bộ máy nhà nước không phải là vấn đề mới, vấn đề chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Việt Nam. Trong chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam khi các yêu cầu cấp bách của thực tế đất nước đặt ra, các triều đại phong kiến Việt Nam luôn tổ chức, sắp xếp lại bộ máy để phục vụ có hiệu quả việc quản lý đất nước. Trên cơ sở quán triệt sâu sắc những quan điểm đúng đắn của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các kinh nghiệm quốc tế phù hợp đã luôn không ngừng nhận thức, từng bước xây dựng bộ máy nhà nước thật sự phát huy được vai trò quản lý xã hội. Từ năm 1986, Đảng, Nhà nước ta luôn chú trọng sắp xếp, tổ chức lại bộ máy nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt, Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và các quyết định từ sau Hội nghị bất thường Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (11/2024) đã thể hiện quyết tâm chính trị cao của Đảng nhằm có được bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả cho giai đoạn lịch sử mới. Việc tiến hành sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong hệ thống chính trị là một yêu cầu khách quan trong quá trình nhận thức sâu sắc của Đảng, Nhà nước ta trong 80 năm qua, đặc biệt là những đúc kết, bài học kinh nghiệm từ sau gần 40 năm đổi mới đất nước.
Trong xu thế thế giới đang chuyển mình mạnh mẽ khi bước vào cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, việc áp dụng rộng rãi trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số đặt ra yêu cầu phải sắp xếp lại bộ máy để phát huy cao nhất hiệu quả công việc là một yêu cầu khách quan. Thực tế hiện nay, các quốc gia lớn như Trung Quốc, Mỹ hay Nga đều đã tiến hành những thay đổi mạnh mẽ trong tổ chức, sắp xếp bộ máy.
Chính vì những lẽ đó, việc đẩy mạnh sắp xếp bộ máy trong hệ thống chính trị của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta hiện nay đang thực hiện là một nhận thức đúng đắn, xuất phát từ mục tiêu cao nhất là lợi ích của quốc gia - dân tộc. 
L.T.H.N

Related

Chính trị 4852893917243207398

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Tìm kiếm

XEM NHIỀU

LONG AN

LONG AN

LƯU TRỮ

THỐNG KÊ

Lượt truy cập:
  • BÀI VIẾT:
  • BÌNH LUẬN:
  • ĐANG XEM:
  • Flag Counter

LIÊN HỆ

Tên

Email *

Thông báo *

FANPAGE

DỊCH

item