Tỉnh táo khi tham gia mạng xã hội
Sử dụng các mạng xã hội đã trở thành thói quen hằng ngày của khá đông người dân Việt Nam hiện nay, nhất là với giới trẻ. Ðây là môi trường t...
https://datvanguoilongan.blogspot.com/2020/04/tinh-tao-khi-tham-gia-mang-xa-hoi.html
Sử dụng các mạng xã hội đã trở thành thói quen hằng ngày của khá đông người dân Việt Nam hiện nay, nhất là với giới trẻ. Ðây là môi trường thuận lợi để mọi người có thể tương tác, tâm sự, giãi bày, chia sẻ tâm tư tình cảm thể hiện quan điểm chính kiến của mình cũng như học hỏi lẫn nhau. Và sẽ không có gì phải bàn luận nếu các mạng xã hội không bị một số đối tượng lợi dụng để phục vụ mục đích thiếu trong sáng, thậm chí là bất lương, mà hệ lụy là hiện tượng tiêu cực trên mạng xã hội đang trở thành một vấn nạn đối với chính cả những người sử dụng mạng xã hội cũng như đời sống hằng ngày.
Từ đầu năm 2020 đến nay, các lực lượng chức năng trong tỉnh Long An đã liên tục mời làm việc và lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với nhiều chủ tài khoản mạng xã hội (MXH) Facebook, Zalo về hành vi đăng thông tin, bài viết sai sự thật về tình hình dịch bệnh Covid-19, gây hoang mang dư luận và lo lắng cho nhân dân.Đơn cử:Tại huyện Cần Giuộc, lực lượng Công an huyện đã lập biên bản và ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với bà Lê Thị Bích Phương, 33 tuổi, ngụ thị trấn Cần Giuộc, sau khi bà dùng trang Zalo cá nhân mang tên Le Phuong đăng tải nội dung thông tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19. Chỉ một thời gian ngắn sau khi đăng tải, nhiều người đã vào bình luận, chia sẻ và thông tin sai sự thật do bà Phương đăng tải đã gây lo lắng cho người dân xã Mỹ Lộc và huyện Cần Giuộc. Trước hành vi đó, Công an huyện đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Phương với mức phạt 12,5 triệu đồng.
Gần đây nhất, sau khi có thông tin xác minh về một số trường hợp (huyện Tân Trụ) có tiếp xúc với người tiếp xúc gần trường hợp nghi nhiễm Covid-19, tài khoản Facebook cá nhân có tên Diệu Hiền do bà T.T.D.H., 32 tuổi, ngụ xã Phước Lợi, huyện Bến Lức, quản lý đã đăng tải bài viết với nội dung: “Hai anh hàng xóm là Bình Chánh và Tân Trụ đã có người dương tính với Covid. Bến Lức ơi, cẩn thận, đeo khẩu trang, tránh ăn hàng quán lề đường nha!!!”. Kèm theo bài viết là 2 hình ảnh văn bản của Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tân Trụ. Tuy nhiên, qua rà soát, trên địa bàn huyện Tân Trụ chưa có người dương tính với Covid-19 và đến nay, trên địa bàn tỉnh Long An cũng chưa có trường hợp dương tính với Covid-19.Do đó, thông tin tài khoản Facebook có tên Diệu Hiền đăng tải sai sự thật, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự. Ngay lập tức, Đội liên ngành kiểm tra về thông tin và truyền thông (TT&TT) tỉnh mời bà H. làm việc. Bà H. thừa nhận việc đăng tin sai sự thật, chưa kiểm chứng nguồn thông tin, chưa có thông tin chính thức từ cơ quan chức năng. Nội dung trong bài viết bà H. đăng tải trên trang Facebook cá nhân do bà nghe lại từ bạn bè, đồng nghiệp và từ một số nguồn thông tin khác chưa kiểm chứng.Bên cạnh đó, tại các địa phương khác như Đức Hòa, Thạnh Hóa, Bến Lức, các lực lượng chức năng cũng tiến hành mời làm việc, răn đe nhiều chủ tài khoản MXH liên quan đến hành vi đưa thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh Covid-19.
Bên cạnh những trang Facebook cá nhân vi phạm, nguy hiểm hơn là tình trạng một số trang fanpage có lượt người theo dõi cao cũng cố tình đăng những thông tin chưa kiểm chứng, sai sự thật nhằm câu view, tăng lượt like. Điển hình như trên trang Fanpage Trí thức - Cộng đồng - Long An (trang có gần 8.000 lượt theo dõi) tối ngày 25-3 đăng tải bài viết có nội dung cho rằng trên địa bàn xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa có trường hợp dương tính với Covid-19. Tuy nhiên, thông tin trang fanpage đưa ra hoàn toàn sai sự thật khi tại huyện Đức Hòa không ghi nhận trường hợp nào nhiễm Covid-19. Sau đó, Công an huyện Đức Hòa mời anh P.V.Đ., 23 tuổi, quản trị viên của trang lên làm việc và tiến hành lập biên bản xử lý vi phạm hành chính.
Nạn tin giả "ăn theo corona" có nguy cơ trở nên nguy hiểm không kém so với bệnh dịch nCoV đang diễn ra. Lợi dụng khả năng ẩn danh trên mạng xã hội, một số người không ngần ngại đăng tải thông tin bịa đặt, ác ý về tình hình dịch bệnh. Thí dụ: việc người từ vùng dịch trở về và buộc phải cách ly để theo dõi do yêu cầu của công tác phòng bệnh lập tức bị bóp méo thành ca mắc bệnh mới. Thậm chí những kẻ thiếu thiện chí còn nhân cơ hội này để bịa đặt, vu cáo cơ quan chức năng che giấu thông tin, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền nhằm thực hiện mưu đồ chính trị đen tối của mình. Tình trạng dịch bệnh ở một số địa phương cũng thành đề tài bị một số đối tượng lợi dụng, xuyên tạc trên mạng xã hội như tung tin "ổ dịch mới bị phát hiện", thậm chí nêu tên một số cá nhân "bị mắc bệnh" để kỳ thị.Trong khi các cấp chính quyền và cả xã hội đang dồn lực phòng, chống dịch thì cơ quan chức năng đã phải tiến hành xử phạt không ít cá nhân vì hành vi bịa đặt về dịch bệnh, tự nhận "dương tính" với corona để câu like (lượt yêu thích), câu view (lượt xem) trên Facebook.Chưa kể, lợi dụng sự quan tâm theo dõi của cộng đồng về tình hình dịch bệnh, một số phần tử đã kêu gọi, kích động người dân chống phá chính quyền, gây chia rẽ và thù hằn dân tộc, gieo rắc sợ hãi trong dân cư nhằm làm mất niềm tin đối với chính quyền và cơ quan chức năng...Dù muốn hay không, tin giả đang khiến cho cuộc chiến của các ngành chức năng với bệnh dịch tại các quốc gia trở nên khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều.Mọi người không thích sự bất an. Họ muốn có câu trả lời. Mạng xã hội là một cỗ máy phân cực, nơi những tiếng nói lớn nhất sẽ giành chiến thắng. Nhưng đó là điều tệ nhất có thể xảy ra trong một đợt bùng phát dịch bệnh như thế này".
Trong bối cảnh dịch bệnh do nCoV diễn biến phức tạp, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng để bảo vệ sức khỏe người dân, rất cần có sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội, thực hiện tốt các chỉ đạo, khuyến cáo trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Dịch bệnh sẽ không đáng lo ngại quá mức nếu chúng ta thật sự hiểu và chủ động biết cách phòng, chống không hoang mang, lo lắng thái quá. Ðiều đáng sợ hơn cả đó chính là khi chúng ta thiếu niềm tin, thiếu sự hiểu biết, bị dẫn dụ bởi các thông tin bịa đặt, ác ý, từ đó thiếu ý thức hoặc cản trở với hoạt động của cơ quan chức năng, tạo bất ổn trong xã hội ảnh hưởng đến nỗ lực phòng, chống dịch bệnh, đe dọa đến sự an nguy của cả cộng đồng.
Mỗi người trong chúng ta cần hết sức bình tĩnh, sáng suốt trong tiếp nhận và xử lý thông tin, theo dõi sát thông tin chính thống về tình hình dịch bệnh, không nghe theo, không lan truyền thông tin không xác thực, kịp thời thông báo đến cơ quan chức năng các trường hợp đăng thông tin bịa đặt, sai sự thật.
Nếu mỗi người luôn tự ý thức và tỏ rõ trách nhiệm trong cuộc chiến chống nCoV cam go hiện nay, thì bản lĩnh tinh thần sẽ là nền tảng vững chắc để tăng sức đề kháng của bản thân và cộng đồng, góp phần chặn đứng, sớm đẩy lùidịch bệnh.
L.H