Lên án Trung Quốc nhưng cần tỉnh táo đừng để kẻ xấu lợi dụng vấn đề Biển Đông hướng lái dư luận

Ngày 19/7, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 17/7 liên quan đế...


Ngày 19/7, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 17/7 liên quan đến diễn biến ở khu vực Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh:

"Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên".

                Tàu Hải Dương địa chất 8 của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam

Cũng theo bà Hằng, Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủquyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ởkhu vực.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam một lần nữa khẳng định, lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982 trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với UNCLOS 1982.

Như vậy, liên quan đến những diễn biến phức tạp ở Biển Đông những ngày qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có tuyên bố chính thức, cứng rắn khẳng định lập trường của Việt Nam và lên án các hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc.

Những ngày qua, báo chí quốc tế đã đưa tin về sự xuất hiện của tàu Hải Dươngđịa chất bát hào (Hai Yang Di Zhi Ba Hao, tức tàu Hải Dương địa chất 8) tại khu vực Tư Chính, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Thông tin xuất phát từ những cập nhật của GS Ryan Martinson của Học viện Chiến tranh hải quân Mỹ trên trang Twitter cá nhân từ ngày 10/7. Theo vị chuyên gia của Viện Nghiên cứu hàng hải Trung Quốc khẳng định Hải Dương địa chất 8 đã thực hiện một hoạt động thăm dò địa chất ở vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, thuộc vùng nước ngay phía tây quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Cũng theo GS Martinson, các tàu dân quân của Trung Quốc cũng tham gia hộ tống cho hoạt động thăm dò của con tàu trên.

Lợi dụng thông tin trên, một số người đã đưa ra những thông tin xuyên tạc và cho rằng, Đảng, Nhà nước và chính phủ Việt Nam đã không có một động thái nào để bảo vệ chủ quyền của mình, làm ngơ trước hành động xâm lược của Trung Quốc,... Chúng còn tuyên truyền rằng, các cơ quan báo chí của Nhà nước đã được chỉ đạo là không đưa tin để nhằm “bịt miệng người dân”... Điều này đã khiến một bộ phận dư luận lo lắng, hoài nghi và có những phát ngôn không đúng bản chất của vấn đề.

Về khu vực Tư Chính - Vũng Mây, các báo cáo quốc tế đều cho rằng khu vực này hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Vùng biển này đã được xác định bởi Tuyên bố Chính phủ Cộng hòa XHCN Việt Nam tháng 5/1977 và được khẳng định trong luật Biển Việt Nam 2012.

Ngày 19/5/1992, Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp quốc đã yêu cầu tổ chức này phân phát công hàm của Việt Nam tới các nước thành viên khẳng định Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và trên thềm lục địa kéo dài tự nhiên từ lãnh thổđất liền Việt Nam, và không phải trên thềm lục địa Trường Sa.

Việt Nam cũng cùng với Malaysia đệ trình hồ sơ chung về ranh giới thềm lục địa kéo dài ngoài 200 hải lý từ lãnh thổ đất liền bao gồm cả Tư Chính lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa của LHQ ngày 7/5/2009, trước thời hạn cuối cùng mà Công ước Luật biển yêu cầu các nước thành viên thực hiện ngày 13/5/2009.

Ở một góc độ khác, khu vực Tư Chính cách đảo Hải Nam Trung Quốc hơn 600 hải lý, tức gấp 3 lần vùng đặc quyền kinh tế Trung Quốc nên khó có thể biện minh là vùng biển thuộc Trung Quốc. Địa hình Thềm lục địa khu vực này cho phép Việt Nam được quyền mở rộng ngoài 200 hải lý đến vị trí mà Ủy ban Ranh giới thềm lục địa khuyến nghị.

Trung Quốc đưa ra những lập luận ngụy biện, xem Tư Chính là một phần của "quần đảo Nam Sa" (tên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam) thuộc "chủ quyền bất khả xâm phạm" của họ. Nhưng lập luận ngụy biện này hoàn toàn trái ngược với những quy định của UNCLOS 1982, đặc biệt đã bị phán quyết Tòa Trọng tài quốc tế The Haye năm 2016 (được thành lập theo phụ lục VII của UNCLOS 1982) bác bỏ.

Chiếu theo Công ước Luật biển, bãi Tư Chính hay bãi ngầm Tư Chính, một cụm san hô ở phía nam Biển Đông, nằm trong thềm lục địa Việt Nam. Thực chất, Trung Quốc đang âm mưu biến khu vực bãi Tư Chính thuộc thềm lục địa Việt Nam (được công nhận chiếu theo UNCLOS 1982) thành khu vực tranh chấp ở quầnđảo Trường Sa.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam. Rõ ràng, Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam không làm ngơ trước các hành vi xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc và cũng không “bịt miệng người dân” như một số luận điệu tuyên truyền. Chúng ta lên án hành vi xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc nhưng cần phải tỉnh táo để phân biệt rõ đúng - sai, phải -  trái, tránh để những kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc, “dắt mũi”.

Related

Chính trị 9037113170083249963

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Tìm kiếm

XEM NHIỀU

LONG AN

LONG AN

LƯU TRỮ

THỐNG KÊ

Lượt truy cập:
  • BÀI VIẾT:
  • BÌNH LUẬN:
  • ĐANG XEM:
  • Flag Counter

LIÊN HỆ

Tên

Email *

Thông báo *

FANPAGE

DỊCH

item