Độc lập, tự chủ trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo : Bài học từ lịch sử !

Trong những ngày qua, tình hình biển Đông lại nóng lên với những hành động ngang ngược xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam với hoạt độn...


Trong những ngày qua, tình hình biển Đông lại nóng lên với những hành động ngang ngược xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam với hoạt động của tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8. Bằng những hành động vừa cứng rắn, vừa mềm mỏng khôn khéo, các lực lượng chức năng Việt Nam tiếp tục bám biển, đấu tranh buộc tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 chấm dứt các hành động phi pháp tại thềm lục địa của Việt Nam. Đã có nhiều nước lên tiếng ủng hộ Việt Nam, lên án các hành động làm phức tạp hóa tình hình của Trung Quốc trong đó có Mỹ. Từ bộ ngoại giao Mỹ cho đến các nhà bình luận, thậm chí là tư lệnh Hạm đội 7 đều lên tiếng ủng hộ Việt Nam, phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc, thậm chí là lên tiếng muốn giúp đỡ Việt Nam trước sự bành trướng của Trung Quốc. Lẽ dĩ nhiên, chúng ta rất vui mừng khi anh bạn to xác Mỹ ủng hộ chúng ta. Nhưng một lần nữa, chúng ta không ảo tưởng vào sự giúp đỡ của Mỹ hay bất kỳ nước nào khác mà tiếp tục kiên trì, khẳng định đường lối độc lập, tự chủ trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.


 Vậy tại sao chúng ta không dựa dẫm, nhờ vả một cường quốc nào đó để tạo thế cân bằng với Trung Quốc trong bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tất cả là do lịch sử đã dạy chúng ta. 

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta bước vào hội nghị Giơnevơ nhằm tìm kiếm hòa bình và sự công nhận nền độc lập, tự chủ cho đất nước chúng ta. Tuy nhiên, lúc này, mặc dù chúng ta giành chiến thắng nhưng vị thế và tiềm lực của chúng ta còn có hạn, cho nên hội nghị lần này chúng ta hoàn toàn bị động trước những tính toán của nước lớn. Thỏa thuận của Trung Quốc và Mỹ lấy vĩ tuyến 17 chia đôi đất nước ta nhằm những toan tính cớ lợi cho quốc gia mình đã khiến chúng ta phải mất 21 năm với những hy sinh lớn lao mới giành được độc lập, thống nhất toàn vẹn.

Trước năm 1975, VNCH tiến hành quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, lúc này dưới sự hỗ trợ của Mỹ cũng như sự hiện diện của hạm đội 7, biển Đông đúng là cái ao làng của VNCH khi họ kiểm soát được toàn bộ vùng biển này. Thế nhưng thời thế thay đổi nhanh chóng, để mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên nồng ấm và món quà mà Mỹ dành cho Trung Quốc là sự phản bội với 2 đồng minh chiến lược của mình trong khu vực là VNCH và Đài Loan. Khi trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra, Mỹ đã cố ý phớt lờ để mặc cho Trung Quốc tấn công quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974. Một cuộc đánh đổi trên lưng người Việt Nam.

Một sự kiện nữa cũng cần nhắc lại để đảm bảo công tâm đó chính là trận hải chiến Trường Sa năm 1988. Mặc dù lúc này giữa Liên Xô và Việt Nam có hiệp định tương trợ, hải quân Liên Xô với lực lượng hùng hậu đang đóng tại quân cảng Cam Ranh, nhưng khi trận hải chiến Trường Sa diễn ra thì toàn bộ máy bay, tàu chiến của Liên Xô lại nằm yên tại căn cứ, họ chỉ giúp chúng ta liên quan đến thông tin tình báo và huấn luyện bay biển với Su22. Do lúc này, Liên Xô và Trung Quốc đang bước vào thời kỳ hòa hoãn với nhau cho nên Liên Xô cũng đành làm ngơ trước sự hung hăng của quân đội Trung Quốc, cưỡng chiếm một vài điểm đảo tại Trường Sa.

Nhìn rộng ra, ngay tại biển Đông có thể thấy, Philippin là đồng minh thân cận và lâu đời của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á. Nhưng cũng chính Mỹ đã giương mắt nhìn Trung Quốc chiếm lấy đảo Thị Tứ, bãi cạn Scarborough…(đều thuộc chủ quyền của Việt Nam). Hải quân và không quân nước này cũng phát triển què quặt không có năng lực, khả năng tác chiến trên biển, nói chung là quốc đảo nhưng cũng chỉ loanh quanh hoạt động trong khu vực 12 hải lý đổ lại.

Trong khi đó, trong nhiều năm qua, chúng ta kiên trì quốc tế hóa công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo nhưng kiên quyết không trở thành mình trở thành người đứng trên tuyến đầu chống Trung Quốc, không cho nước khác mượn căn cứ để chống Trung Quốc. Cần khẳng định rằng chúng ta không chống Trung Quốc, chúng ta chỉ chống lại các hành động xâm phạm chủ quyền của chúng ta mà thôi. Đường lối độc lập, tự chủ trong bảo vệ chủ quyền biển đảo đã giúp chúng ta đứng vững trước những khiêu khích của Trung Quốc, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo. Không quân và hải quân tiến thẳng lên hiện đại với những vũ khí tối tân đủ sức nặng răn đe với bất kỳ ý nghĩ phiêu lưu nào của giới cầm quyền Trung Quốc. Và cho đến nay, chính phía Trung Quốc cũng không dám thử với sức răn đe này. 

Lịch sử của dân tộc ta hàng ngàn năm qua đã chứng minh rằng, không ai giúp chúng ta bảo vệ nền độc lập, tự chủ không công cả, và không ai bảo vệ nền độc lập, tự chủ đó hơn chính dân tộc chúng ta.

Related

Chính trị 5317232216074911820

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Tìm kiếm

XEM NHIỀU

LONG AN

LONG AN

LƯU TRỮ

THỐNG KÊ

Lượt truy cập:
  • BÀI VIẾT:
  • BÌNH LUẬN:
  • ĐANG XEM:
  • Flag Counter

LIÊN HỆ

Tên

Email *

Thông báo *

FANPAGE

DỊCH

item